Biện pháp thi công đào đất tầng hầm là một trong các biện pháp mà tất cả các đơn vị thi công nào đã và đang thi công các công trình lớn như chung cư, trung tâm thương mại,… cần phải biết. Đây là một trong những kiến thức cơ bản nhất dành cho tất cả các công ty cung cấp dịch vụ này.
Kita Việt xin gửi đến các bạn bài viết phân tích các kiến thức cơ bản về biện pháp này trong tình hình thi công hiện nay tại Việt Nam, nhất là các khu vực có vùng đất sình, lún, yếu,… Để tạo ra các công trình có độ an toàn và chất lượng cao nhất.
1. Tìm hiểu về biện pháp thi công đào đất tầng hầm
Ta có thể thấy rằng, đây là một trong các biện pháp có quá trình thực hiện khá phức tạp, bởi vì nhiều yếu tố nhưng yếu tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đó là chiều sâu đào được. Chiều sâu này được tính bằng chiều sâu của tầng hầm và chiều sâu của móng, do đó khi đào tầng hầm sẽ được thực hiện tương đối sâu và rộng.
Vấn đề này nếu không được thực hiện hiệu quả, tính toán chi tiết sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công trình nằm xung quanh công trình đang thi công, không những thế nó còn dễ dàng chịu những áp lực lớn từ các công trình lân cận gây nên.
Vì thế, ta phải có những biện pháp khoa học dùng để đào đất tầng hầm một cách có hiệu quả nhất, tùy theo từng trường hợp mà sử dụng các biện pháp khác nhau.
2. Các biện pháp đào đất tầng hầm phổ biến
Ta có 3 biện pháp đào đất tầng hầm phổ biến hiện nay là dành cho các công trình nhà phố, các công trình có nền đất tốt hoặc các công trình có mặt bằng rộng.
+ Đối với những công trình ở mặt phố, xây liền kề nhau người ta thường dùng biện pháp xây tường quanh khu đất với các cọc khoan nhồi, các cọc liên kết với nhau bằng hệ thống đà giằng, thường dùng thép chữ H hoặc chữ I để dằn cọc lại trong quá trình đào đất. Thường dùng cho các công trình được xây dựng trên nền đất yếu với chi phí thực hiện là khá cao.
+ Công trình được xây dựng trên nền đất tốt thì ta dễ dàng thực hiện hơn với biện pháp đào tới khu vực nào lắp gạch khu vực đó.
+ Đối với công trình không có các công trình xây dựng có móng sâu liền kề thì sử dụng ván ép định hình và đóng nền móng trước khi đào đất.
3. Các lưu ý cần xác định trước khi thi công
Trước khi đào đất tầng hầm cần phải thực hiện nhiều biện pháp, khảo sát và kiểm nghiệm thực tế khác nhau để tiến hành đưa ra các yếu tố chính và dựa vào đó đưa ra quyết định.
Trước khi thi công, cần nhà thầu thực hiện và chú ý 3 yếu tố, sau đó bàn bạc đưa ra giải pháp với chủ công trình như sau:
+ Nhà thầu thực hiện quá trình tiếp nhận mốc, trục, triển khai hệ thống mốc phụ để tìm cốt cho công trình.
+ Tiến hành thi công đào móng, hố bằng phương pháp thủ công cùng với hệ thống máy móc, trục tháp hiện đại, vận chuyển đất thừa đi nơi khác theo quy định.
+ Nhà thầu cần phải tìm ra phương án huy động nhân công và xe vận chuyển không gây ùn tắc giao thông cho các con đường gần/xung quanh đó.
4. Quy trình thi công
Để tiến hành thi công, ta thực hiện 7 bước thi công cùng giám sát hoàn thiện quá trình đào đất tầng hầm như sau:
B1. Triển khai thi công tường CSP
B2. Khoan cọc nhồi, đặt thép, tạo hệ thống dằn, tìm cốt và trụ cho công trình
B3. Đầm nền đất, xây gạch, thi công kết cấu sàn, cốt, dằm
B4. Moi đất, đưa đất dư lên và vận chuyển đi nơi khác
B5. làm sàn tầng hầm cốt và cốt sàn theo thứ tự từ trên xuống
B6. Đổ bê tông móng, xây ván khuôn, thi công kết cấu móng
B7. Gia công ván khuôn, lắp cốt thép, thi công kết cấu dầm sàn theo thứ tự từ dưới lên trên
5. Các tiêu chuẩn kỹ thuật cần tuân thủ khi tiến hành thi công
Khi tiến hành thi công đào đất tầng hầm, vì tính đặc thù của chúng ta cần tuân thủ nhiều quy định về chất lượng, nguyên tắc an toàn, giấy tờ kiểm duyệt hợp pháp… Những vấn đề này đều được ban hành trong bộ luật xây dựng của nhà nước.
Đây là vấn đề nên được để ý và quan tâm đến để không gây ra các hiểu lầm, vi phạm không đáng có.
Trong bài viết này đã nói đến rằng một trong các công việc tiêu biểu của tất cả các biện pháp thi công đào đất tầng hầm là khoan cọc nhồi, nhưng việc lựa chọn đối tác thực hiện thi công cọc nhồi cũng rất khó khăn.