Cách bố trí thép đà kiềng và đài móng cọc hợp lý sẽ mang lại một một bộ khung chịu lực tốt cho công trình xây dựng, bởi nó là một bộ phận quan trọng cấu thành nền móng. Nền móng tôt và chắc chắn sẽ bảo đảm tính bền vững công trình, tránh các trường hợp lún nứt sau quá trình sử dụng
1. Đà kiềng là gì?
Đà kiềng là những đoạn đà bằng bê tông cốt thép trong kết cấu của những ngôi nhà, vị trí nối giữa các cột với nhau. Thông thường sẽ được đặt nằm ở vị trí như chân cột và cao hơn so với đài móng cọc. Đà kiềng trong kết cấu các ngôi nhà có tác dụng chính là đỡ tường, gánh chịu một phần lực cho cột, kết hợp với các cột tạo ra bộ khung vững chắc cho ngôi nhà.
Hiện nay, một số công trình xây dựng người ta bỏ qua đà kiềng và chỉ sử dụng kết cấu giằng móng (đà giằng) như những công trình lớn bằng cách xây dựng trực tiếp. Đà giằng là phần kết cấu tương tự nhưng vị trí nằm bên dưới, thường sẽ được đặt chìm trong đài móng cọc, có tác dụng định vị chân cột.
2. Công dụng của đà kiềng
Đà kiềng giữ vai trò lớn trong chống lún và lệch móng, nâng đỡ các bức tường nhà. Giữa các côt có độ lệch tâm lớn, khi ấy nhiệm vụ của nó là chịu lực uốn tác động của toàn bộ căn nhà thông qua các cột để giữ được độ cân bằng.
Một số công dụng chính của đà kiềng như sau:
– Định vị và giữ khoảng cách cố định cho các chân cột không sai lệch vị trí khi xây dựng các phần trên của ngôi nhà.
– Cùng với các bộ kết cấu như khung, dầm, cột chịu ứng suất công trình sinh ra do độ lệch lún xảy ra nếu có ở bất kỳ một vị trí móng nào của công trình.
– Chịu tải trọng cho tường vách, tránh rạn nứt tường của tầng trệt trong quá trình thi công xây dựng của nhà thầu và sử dụng của chủ nhà.
3. Cách bố trí thép đà kiềng
Đà kiềng là kết cấu nằm ngang và chỉ chịu lực dưới tác động của lực mô men uốn và lực cắt. Theo tiết diện thẳng, cách bố trí thép đà kiềng theo mục đích sẽ làm cho thanh đà khả năng chịu mô men uốn. Nhưng trong một số các trường hợp, kết cấu kiện nằm ngang cũng có thể chịu thêm một số tác động của lực dọc. Dưới đây là cách bố trí thép dọc:
Lựa chọn đường kính tại phần cốt thép dọc
+ Cốt thép chịu lực của đường kính đà sẽ nằm trong khoảng từ 12-25mm
+ Tại đà chính có thể lựa chọn cách bố trí thép theo đường kính lên tới 30mm
+ Lưu ý quan trọng, không nên lựa chọn loại đường kính lớn hơn 1/10 so với bề rộng đà.
+ Để tiện lợi hơn trong quá trình thi công không nên dùng quá ba loại đường kính cốt thép chịu lực, mỗi đường kính chênh lệch nằm trong khoảng 2mm là vừa.
+ Trong quá trình sắp xếp về cốt thép tại tiết diện, tốt nhất cần phải tuân thủ những quy định về khoảng hở và bo vệ cốt thép.
+ Bạn có thể thêm việc lựa chọn cốt thép tại phần bảng dưới đây:
Bảng tra thông số cốt thép đà
Lớp bảo vệ cho cốt thép đà kiềng
Cần phải phân biệt về lớp bảo vệ của phần cốt thép chịu lực cấp 1 và lớp bảo vệ cốt thép đai cấp 2. Chiều dày về lớp bảo vệ không nên nhỏ hơn so với đường kính cốt thép, đặc biệt là không nên nhỏ hơn giá trị co so với giá trị quy định như sau:
Bảng quy tắc bố trí cốt thép
Khoảng hở tại phần cốt thép đà
Khoảng hở tại phần cốt thép được hiểu là khoảng cách thông thủy, không được nhỏ hơn trị số lớn và nhỏ hơn tại đường kính cốt thép. Việc bố trí thép đà, trong quá trình đổ bê tông cần phải được chú ý quy định như sau:
+ Phần cốt thép đặt dưới =25mm
+ Phần cốt thép đặt trên =30mm
Lớp bảo vệ cốt thép trong dọc đà
+ Nếu như cốt thép được đặt thành 2 hàng thì những phần phía trên sẽ to =50mm ( trừ hai hàng dưới cùng
+ Đối với trường hợp nếu thi công bằng đầm dùi thì khoảng hở của những lớp phía trên cần phải đảm bảo việc đút lọt đầm dùi.
Các tiêu chuẩn kiểm tra cốt thép bao gồm:
+ Cốt thép phải đúng tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng và đảm bảo chất lượng
+ Kết cấu thép phải đúng thiết kế trên bản vẽ đã được kiến trúc sư và kỹ sư tính toán từ trước
+ Cốt thép phải được bố trí ngay hàng thẳng lối, các thanh thép chính và phụ không được xô đẩy lên nhau để đảm bảo trọng lực sẽ được phân bố đều.
+ Các thanh thép phải đảm bảo sạch sẽ và không được rỉ sét
+ Chiều dài neo cốt thép phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật khoảng 30 lần đường kính.
3. Các bước thi công đà kiềng
Đối với các công trình có quy mô tương đối lớn cần thời gian thi công nhanh, cốp pha đà kiềng thường được thi công bằng gạch. Cách làm này sẽ tốn thêm một ít chi phí, nhưng thời gian thi công sẽ nhanh hơn và có chất lượng ổn định. Các bước thi công như sau:
Bước 1: Buộc thép đà thành khung rồi sau đó lắp vào vị trí buộc. Tiếp theo, buộc các viên kê dày khoảng 30mm vào cốt thép phía ngoài cốp pha để đảm bảo rằng chiều dày của các lớp bê tông đủ dày sẽ bảo vệ cốt thép.
Bước 2: Gia công lắp dựng ván bằng khuôn gỗ. Ván khuôn gỗ sau đó sẽ được gia công và đóng thành hộp tập kết lại. Sau đó đặt ván khuôn vào đúng vị trí của nó và điều chỉnh sao cho đúng vị trí thiết kế. Sau khi điều chỉnh xong, dùng cây gỗ 3×5 để cố định vào ván khuôn.
Bước 3: Đổ bê tông thường sử dụng mác 200; rồi làm vệ sinh ván, khuôn, cốt thép. Sau đó hãy tiến hành nghiệm thu ván khuôn và cốt thép.
Bước 4: Đổ bê tông lên; đầm kỹ bằng đầm dùi
Bước 5: Sau đó, tháo dỡ ván khuôn rồi đổ bê tông khoảng 1 ngày thì tháo cốp pha. Tháo ván khuôn phải làm kỹ đúng theo yêu cầu kỹ thuật để tránh làm sứt mẻ các phần bê tông.
Trên đây là một số thông tin chính của việc làm sao để đổ đà kiềng đúng cách và hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên đây giúp được bạn đọc hiểu hơn về kỹ thuật xây dựng cũng như công dụng của đà kiềng.
Đây là những thông tin về đổ đà kiềng đúng cách, hy vọng với những thông trên sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về cách đỗ đà kiểng chuẩn nhất. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc hay phân vân gì trong quá trình thiết kế thi công nhà, hãy liên hệ với Kita Việt để được tư vấn miễn phí!
Thông tin liên hệ tư vấn thiết kế và thi công:
Email: tuvankitaviet@gmail.com
Zalo: 0918.92.8833
Hotline: 0918.92.8833