Trong lĩnh vực xây dựng đà kiềng là một thuật ngữ kỹ thuật quen thuộc với kỹ sư, kiến trúc sư và các bác thợ xây lâu năm, nhưng với những ai mới tìm hiểu về xây dựng để xây nhà thì chắc hẳn có nhiều thắc mắc. Nắm bắt được tâm lý của gia chủ, bài viết này chúng tôi sẽ phân tích chi tiết kích thước đà kiềng nhà cấp 4.
Ngoài ra nhiều người còn nhầm tưởng đà kiềng và giằng móng có cùng một chức năng nữa. Để giúp mọi người có được nhiều kiến thức bổ ích thì dưới đây là những thông tin về đà kiểng và cách xây dựng sao cho hiệu quả nhất.
1. Định nghĩa về Đà Kiềng?
Đà kiếng có thể được hiểu là các đoạn giằng cột chính trong kiến trúc của căn nhà, giúp các cột được nối lại với nhau. Thường là ở các vị trí như chân cột và cao hơn so với đài móng. Đà kiềng có công dụng chính là đỡ lực cho cột, giúp cột không bị ngã. Có thể nói rằng, đây chính là yếu tố rất quan trọng để giúp bộ khung của ngôi nhà trở nên chắc chắn và vững chãi hơn.
Hiện nay, đa số các công trình lớn thường sử dụng giằng móng được xây trực tiếp, thay vì mất công sức để lắp ghép các giằng móng đúc sẵn. Chính vì điều này nên có rất nhiều người nhầm lẫn rằng giằng móng và đà kiềng có cùng chức năng với nhau.
2. Phân biệt đà kiềng và móng
Như đã nói ở trên, có rất nhiều người nhầm lẫn chức năng của đà kiềng và giằng móng với nhau. Nếu như nội dung trên đã đề cập đến đà kiềng thì trong phần dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về giằng móng là gì và có chức năng như thế nào nhé!
Giằng móng còn được biết đến với tên gọi khác là dầm móng, là kết cấu nằm theo phương ngang của công trình. Tác dụng chính là đỡ tường và bao che để tráng truyền vào móng. Tùy thuộc vào vị trí của tường mà giằng móng sẽ được thi công ở các vị trí khác nhau. Cụ thể là nằm ngoài, chính giữa hoặc mặt trong của cột.
Giằng móng thường được làm từ bê tông cốt thép Bên cạnh đó, giằng móng cũng có rất nhiều hình dáng khác nhau, chẳng hạn như hình chữ nhật, hình chữ T hoặc hình thang.
Vì được gối lên móng nên giằng móng sẽ có kích thước và hình dáng dựa vào khoảng cách cột. Trong trường hợp khoảng cách cột là 6m thì giằng móng sẽ có hình thang hoặc hình chữ nhật. Trong khi đó, khoảng cách cột là 12m thì giằng móng sẽ có dạng hình chữ T. Cao độ mặt trên của giằng móng thường được thi công sao cho thấp hơn mặt nền khoảng 50mm. Điều này có thể đảm bảo cho lớp cách nước, ngoài ra còn hạn chế được tình trạng biến dạng, phía dưới và bên dầm móng được chèn bằng đá dăm nhỏ và bên dầm móng.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, ở nơi đỗ ô tô hoặc có xe tải trọng lớn ra vào thường xuyên thì không nên đặt giằng móng. Giằng móng sẽ được thi công ở phía dưới đà kiềng, dùng để nối liền những đài đế lại với nhau, đặt chìm vào trong đài móng. Điều này có thể giúp chân cột được cố định, giúp khoảng cách của các chân cột được giữ ổn định trong quá trình thi công. Hi vọng với những thông tin về đà kiềng và giằng móng, mọi người có thể phân biệt được rõ ràng hai thuật ngữ này.
3. Vai trò của đà kiềng trong xây dựng
Đà kiềng đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc chống lún lệch móng và đỡ các bức tường trong kết cấu của nhà, đặc biệt là với những công trình nhà phố, khi xung quanh là nhà của các người dân khác. Lúc này, công trình phải sử dụng móng cọc cừ tràm hoặc bê tông cốt thép. Giữa cột và cọc lại xuất hiện độ lệch tâm lớn nên đà kiềng sẽ chịu lực uốn cho căn nhà thông qua các cột.
Ngoài ra, đà kiềng còn có những tác dụng chính như sau:
• Định vị chân cột, giữ 1 khoảng cách ổn định giữa các chân cột. Trong trường hợp thi công những phần trên như sàn, mái nhà thì các cột cũng sẽ không bị xê dịch hay thay đổi.
• Tham gia vào toàn bộ kết cấu của căn nhà, chịu được ứng suất do công trình gây ra, hạn chế tình trạng lún lệch xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của móng.
• Có trách nhiệm đảm bảo toàn tải trọng cho tường, hạn chế được tình trạng nứt tường trong thời gian dài sử dụng công trình. Điều này vừa giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa lại đảm bảo tính thẩm mỹ cho toàn căn nhà.
4. Cao độ của đà kiềng nhà cấp 4
Đà kiềng sẽ sở hữu kích thước khác nhau tùy vào kích thước của từng công trình cũng như nền móng được xây dựng bằng những phương pháp nào, chẳng hạn như cừ tràm, cọc bê tông hoặc cọc tre.
Khi công trình được xây dựng bởi móng đơn hoặc móng băng thì đà kiềng thường có cao độ mặt trên thấp hơn nền hoàn thiện từ 7 đến 10cm, dành cho lớp bê tông nền, gạch nền và vữa lót. Lưu ý rằng không được thi công đà kiềng thấp hơn rồi lại thực hiện xây bó nền bằng gạch. Điều này sẽ khiến nước dễ ngấm theo bó, làm tường bị ẩm, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến kết cấu và thẩm mỹ của cả công trình.
Đối với móng cọc bằng cừ tràm, đà kiềng sẽ có cao độ ngang và dọc bằng nhau, bằng với cao độ của đài cọc. Chúng thường được thi công ở các nơi không có tải trọng lớn tác động như xe tải. Giải pháp này mang lại rất nhiều ưu điểm nổi bật, chẳng hạn như dễ thi công, tạo tính toàn khối tốt giữa cọc, đài cọc và đà kiềng, tiết kiệm được đáng kể một lượng bê tông. Trong trường hợp thi công hệ thống cấp thoát nước sẽ có phần khó khăn hơn, do phải đào đất thật sâu dưới đáy đà kiềng rồi mới đặt ống được.
Với những công trình nhà phố, cao độ đà kiềng ngang sẽ bằng cao độ với đài cọc. Trong khi đó, đáy đà kiềng dọc sẽ bằng với cao độ đài cọc. Giải pháp này sở hữu nhiều ưu điểm khác nhau như dễ thi công hệ thống cấp thoát nước. Quá trình gia công lắp đặt cốt thép, ván khuôn và đổ bê tông cần tuân theo những quy định phù hợp, làm theo đúng quy trình để đảm bảo cho chất lượng của công trình.
5. Cách thi công đà kiềng hiệu quả
Đối với các công trình có quy mô lớn và phải thực hiện trong thời gian nhanh chóng thì có thể thi công đà kiềng cùng với coppha làm từ gạch. Tuy có thể tốn thêm nhiều chi phí hơn nhưng bù lại, điều này sẽ giúp công trình của bạn trở nên vững chắc, tốc độ thi công cũng rất nhanh chóng. Để thi công đà kiềng hiệu quả thì bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:
• Buộc thép thành từng khung và lắp vào các vị trí phụ hợp. Buộc các viên kê có độ dày khoảng 30mm vào lớp thép. Điều này mang đến độ dày chắc chắn, giúp cốt thép được bảo vệ hiệu quả.
• Gia công lắp dựng ván khuôn gỗ sau đó đóng thành từng hộp và kết hợp lại. Tiếp đến, đặt ván khuôn và điều chỉnh sao cho phù hợp với vị trí đã thiết kế ban đầu. Có thể dùng các cây gỗ 3×5 để cố định lại ván khuôn.
• Sau khi đã đổ bê tông được 1 ngày thì thực hiện tháo ván khuôn dầm giằng móng. Lưu ý cần phải tiến hành theo đúng kỹ thuật để cấu kiện được đảm bảo, không bị sứt mẻ.
• Trong trường hợp xây dựng công trình trên nền đất yếu thì nên sử dụng đà kiềng để mang lại sức chịu lực cao, đảm bảo an toàn cho con người và tài sản.
Trên đây là những thông tin hữu ích về giằng móng để khi thi công bạn có thể nắm bắt được kỹ thuật để kiểm tra chất lượng thi công. Nếu bạn không có thời gian cho việc giám sát thi công công trình hãy liên hệ với chúng tôi để được trải nghiệm dịch vụ thi công trọn gói chìa khóa trao tay.
Để được KTS Kita Việt tư vấn thiết kế lên phương án cho ngôi nhà của gia đình bạn, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây nhé!
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Email: tuvankitaviet@gmail.com
Zalo: 0918.92.8833
Hotline: 0918.92.8833