Hầu hết các hình dạng học chiếm ưu thế trong các thiết kế nhà bếp. Từ tủ bếp hình chữ nhật tới các thiết bị hình vuông. Nhưng một hình học mà bạn không ngờ tới, nó quyết định lên thành công của thiết kế nhà bếp giúp nhà bếp trở nên thoải mái khi sử dụng chính là “tam giác hữu dụng” . Nó được hình thành do như cầu thực tế và trí tưởng tượng của các nhà thiết kế. Với mục đích đem lại tố đa không gian làm việc thoải mái nhất trong nhà bếp. Quy tắc tam giác hữu dụng được các kiến trúc sư và các chuyên gia nội thất âm thầm áp dụng gần 100 năm nay, đó là sự sắp xếp bố trí nhà bếp hiệu quả, hợp lý từ thẩm mỹ tới công năng. Hiểu nôm na, đây chính là cách sắp xếp tủ lạnh, bồn rửa, bếp nấu khoa học, hợp lý để người nội trợ di chuyển, thao tác thuận tiện nhất. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về tam giác hữu dụng trong thiết kế nhà bếp nhé!
1. Tam giác hữu dụng là gì?
Tam giác hữu dụng hay tam giác hoạt động (work triangle) là thuật ngữ kinh điển trong thiết kế tủ bếp, được sử dụng để xác định cách bố trí bếp hiệu quả, xét cả về mặt thẩm mỹ và công năng. Theo đó, các nhiệm vụ chính trong nhà bếp gia đình được thực hiện tại tủ lạnh, bồn rửa và bếp nấu. Ba điểm này và các đường tưởng tượng nối chúng hình thành nên tam giác hữu dụng.
Ý nghĩa ứng dụng của tam giác hữu dụng là việc sắp xếp vị trí của ba thiết bị này gần nhau một cách hợp lý, không quá xa cũng không quá gần nhằm tối ưu các bước di chuyển trong bếp và giảm thiểu thời gian nấu nướng cho người nội trợ. Ở ba khu vực tạo nên tam giác hữu dụng trên nếu quá xa nhau sẽ khiến người nội trợ mất thời gian di chuyển, còn nếu quá gần sẽ làm không gian nấu nướng trở nên chật hẹp, người nội trợ cũng gặp nhiều khó khăn hơn khi thao tác.
Một khi đã sắp xếp thành công tam giác hữu dụng, các thiết bị, dụng cụ nấu nướng còn lại sẽ được phân phối căn cứ vào vị trí của các đồ dùng trên.
2. Lịch sử ra đời
Quay trở lại lịch sử ra đời của nó, ý tưởng sơ khai nhất được giới thiệu vào năm 1929 bởi một phụ nữ người Mỹ tên Lillian Gilbreth tại triển lãm Phụ Nữ, dựa trên nghiên cứu về “cách tối ưu cho chuyển động” của bà áp dụng cho nhà bếp với kiểu thiết kế chữ L mà bà gọi là “định truyến tròn” và sau này được gọi là tam giác hữu dụng trong bếp (kitchen work triangle). Và 11 năm sau, tức là vào năm 1940, nguyên tắc sắp xếp chi tiết các vị trí bếp nấu, bồn rửa, tủ lạnh như ngày nay mới được giới thiệu và biết đến rộng rãi.
3. Nội dung của nguyên tắc tam giác hữu dụng
Theo nguyên tắc tam giác hữu dụng, kích thước hay khoảng cách từ 3 khu vực tạo nên tam giác hoạt động (tủ lạnh, bồn rửa, bếp nấu) cần thỏa mãn các tiêu chuẩn lý tưởng dưới đây:
– Không có cạnh nào của tam giác ngắn hơn 1,2m hay dài hơn 2,7m;
– Tổng chiều dài cả ba cạnh của tam giác nằm trong khoảng từ 4,0m đến 7,9m;
– Tủ bếp hay các vật chướng ngại không nên chặn bất cứ cạnh nào của tam giác quá 30cm;
– Nếu có thể, luồng lưu thông chính trong nhà không nên cắt ngang qua bất cứ cạnh nào của tam giác;
– Vật chướng ngại lớn, chẳng hạn như tủ bếp, kệ đựng đồ không được nằm giữa hai điểm bất kỳ của tam giác.
4. Các kiểu tam giác bếp phổ biến
Hiện có rất nhiều cách thiết kế bếp như kiểu chữ I, U, G, song song hay kiểu bếp “hòn đảo” như hình dưới, nhưng tất cả ý tưởng thiết kế đều phải đảm bảo nguyên tắc “vùng tam giác hoạt động”: Sắp xếp tủ lạnh, bồn rửa, bếp nấu hợp lý để bạn di chuyển thuận tiện nhất.
Hãy để ý trong ba vị trí này, hoặc là bếp nấu luôn cách xa tủ lạnh hoặc sẽ được đặt ở vị trí hoàn toàn tách biệt để đảm bảo sự an toàn. Do đó khi thiết kế bếp, bạn hãy sắp xếp bếp nấu xa nhất.
5. Mở rộng tam giác bếp trong thiết kế tủ bếp hiện đại
Ngày nay, tủ bếp hiện đại được phân bổ thành các khu vực riêng. Khi thiết kế tủ bếp hãy nghĩ tới công năng và hiệu quả mà nó mang lại. Một không gian bếp đủ rộng có thể phân chia khu vực rõ rang. Blum đã đề xuất 5 khu vực cần có cho nhà bếp gia đình. 5 đề xuất này vẫn giữ đúng nguyên tắc tam giác bếp nhưng rõ ràng hơn, nhiều chức năng hơn.
– Khu vực chứa thực phẩm: đó có thể là tủ lạnh hoặc tủ đồ khô. Nơi chưa những đồ thực phẩm tươi mới, rau củ qua hay đồ hộp, đồ khô,…
– Khu vực chứa đồ dung: Là các phụ kiện đựng dao, thớt, xoong nồi,…
– Khoang chậu rửa: Rửa, làm sạch thực phẩm
– Khu vực bàn soạn đồ ăn: Là nơi chế biến thực phẩm trước khi nấu
– Khu vực bếp nấu: Đặt bếp nấu nướng, làm chín thực phẩm
6. Một số lưu ý khác đối với nhà bếp và tam giác hữu dụng
Bên cạnh việc tuân thủ quy tắc tam giác hữu dụng, bạn cũng cần lưu ý một số quy tắc khi thiết kế không gian nấu nướng gia đình:
– Khoảng cách giữa bếp nấu và bồn rửa tối thiểu là 0,6m để đảm bảo nước từ bồn rửa không văng vào bếp khi rửa bát. Đây cũng là khoảng đệm để chúng ta có thể đặt một vài dụng cụ như xoong, nồi, chảo… trước khi cho lên bếp nấu.
– Giữa tủ lạnh và bồn rửa nên có một khoảng diện tích nhất định đủ để đặt rổ rá đựng rau củ hay thực phẩm lấy từ tủ lạnh ra.
– Chỗ đặt tủ lạnh cần chừa khoảng cách rộng tối đa 0,65m bởi các loại tủ lạnh 1 cánh có bề rộng tối đa 0,6m, với tủ lạnh 2 cánh thì chỗ đặt tủ lạnh phải là 1m.
– Với tủ lạnh 1 cánh thì hưởng mở từ trái qua phải. Do vậy, dây chuyền bố trí các khu vực thao tác trong bếp là tủ lạnh – chậu rửa – bếp nấu từ phải qua trái. Nếu bắt đầu từ trái thì khi đưa thực phẩm ra chậu rửa sẽ bị vướng tay vào cánh tủ lạnh đang mở.
– Khoảng cách giữa bếp và tường hoặc giữa hai bàn bếp tối thiểu là 0,9m để người đứng nấu thao tác và đi lại được thuận tiện, dễ dàng. Khoảng cách lý tưởng là 1,2m để người thứ hai có thể dễ dàng băng qua từ phía sau.
Dù nguyên tắc tam giác hữu dụng đã xuất hiện cách đầy gần một thế kỷ nhưng nó vẫn được các kiến trúc sư, các chuyên gia nội thất ứng dụng một cách linh hoạt và khéo léo. Quy tắc này không chỉ được các nhà thiết kế nội thất quan tâm mà ngay cả chính bạn, người trực tiếp sử dụng bếp hàng ngày cũng cần nắm rõ để tự bài trí không gian giữ lửa nhà mình một cách tối ưu nhất.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Email: tuvankitaviet@gmail.com
Zalo: 0918.92.8833
Hotline: 0918.92.8833