Trải qua năm tháng dài sử dụng, căn nhà của chúng ta đã bắt đầu xuất hiện tình trạng bị xuống cấp. Một số vấn đề hay gặp phải với mỗi ngôi nhà là: tường nhà bị thấm, nứt vỡ hay nền nhà bị phồng rộp ,… thường xuyên xảy ra nhất.
Hiện tượng nền nhà bị phồng rộp hiện nay đã khá phổ biến khiến nhiều gia đình lo lắng, “hoảng sợ”. Nhiều trường hợp xây nhà chỉ mới vài năm mà khi đi trên nền gạch đã nghe những tiếng rộp vì nền nhà bị nhô lên, gây hiện tượng gạch bị xô xát vào nhau và cứ thế nứt vỡ. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Cách khắc phục nền nhà bị phồngrộp hiệu quả như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi:
1. Nguyên nhân nền nhà bị phồng rộp?
Qua các trường hợp thực tế, chúng tôi tổng hợp được các nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nền nhà bị phồng rộp này như sau:
Nhà xây dựng quá lâu đã bị xuống cấp
Có những ngôi nhà được xây dựng từ nhiều năm trước, tuổi thọ của ngôi nhà chênh lệch quá lớn với sức chịu đựng của kết cấu công trình ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng bị giảm sút nghiêm trọng. Hơn nữa, điều kiện kinh tế không cho phép nên không phải ai cũng có điều kiện cải tạo ngay. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ quan để xảy ra tình trạng gạch lát nền nhà bị phồng rộp nứt vỡ. Trong quá trình sử dụng, sàn nhà chịu ảnh hưởng bởi các xung động bên ngoài cũng dẫn đến tình trạng bong tróc và xô đẩy giữa các lớp gạch.
Khi thi công để khoảng cách giữa gạch quá gần khiến hạn chế khi gạch bị giản nở theo nhiệt độ
Khi lát gạch nền, nếu như khoảng cách giữa các viên gạch hoặc khoảng cách giữa gạch với chân tường quá sát nhau, tùy theo thời tiết mà nhiệt độ phòng sẽ biến đổi theo. Lúc này thì nền đất, lớp vữa xi măng và gạch sẽ bị co dãn theo nhiệt độ. Khoảng cách quá sát sẽ không đủ chỗ cho gạch giãn nở, các viên gạch sẽ xô vào nhau gây phồng rộp. Nguyên nhân này nói một cách dễ hiểu là, Gạch lát nền giãn nở vì nhiệt không đều theo năm tháng dẫn đến hiện tượng kích lẫn nhau và phồng lên ở giữa.
Chất lượng thi công không đảm bảo và hoàn thiện không đúng quy trình
Các trường hợp xảy ra khi thi công và hoàn thiện công trình dẫn đến việc nền nhà bị phồng rộp:
– Kỹ thuật lát nền chưa chuẩn: thợ lát hay trét xi măng vào mặt dưới gạch không đều để tăng độ dính của gạch, do đó khi xi măng và gạch lát nền đều giãn nở cũng có thể xảy ra hiện tượng đó.
– Trong quá trình dán gạch, người thợ không pha trộn nguyên liệu theo đúng tỉ lệ (trộn vữa xi măng và cát). Khi tỷ lệ xi măng trộn ít, cát lại cho vào nhiều hơn thì độ bám dính của lớp vữa dưới gạch không cao, gạch sẽ bong dần lên theo thời gian.
– Người thợ vì muốn tiết kiệm thời gian đã rút ngắn thời gian trộn vữa từ 3-4 phút, khi cát và xi măng chưa trộn mịn đều.
– Khi lát xong nền gạch không kiểm tra lại độ kết dính giữa gạch và nền nhà, chỉ thực hiện thao tác dán gạch vào thôi.
– Vữa để cán nền quá khô dẫn đến khi tưới nước hồ dầu(nước xi măng) lên lớp vữa cán nền đó sẽ hút hết nước xi măng. Trong quá trình thi công gạch lát không ngâm nước, có ngâm nước chưa đủ no hoặc ngâm quá lâu
– Hồ dầu quét dưới mặt gạch không đủ hoặc khi đổ nước hồ dầu lên nền thợ không lát luôn mà để một khoảng thời gian 20 phút – 30 phút mới lát. Lúc này lát gạch xuống vị trí đó thì độ gắn kết giữa lớp vữa và gạch không gắn được nữa hoặc gắn kết với nhau cũng chỉ là gắn kết tạm thời, khi vào sử dụng đi lại trên đó viên gạch sẽ bị bong hoặc bị vỡ ra.
2. Cách phòng tránh nền nhà bị phồng rộp trong quá trình thi công
Chú ý đến kỹ thuật lát gạch khi sử dụng vữa xi măng
Vữa xi măng là nguyên liệu phổ biến để ốp lát gạch. Người thi công phải kiểm tra chặt chẽ cả số lượng lẫn chất lượng của vữa xi măng, đồng thời đảm bảo thời gian và quy trình đầm trước đó để mang đến một kết cấu bằng phẳng và chịu lực.
Lưu ý khoảng cách giữa các viên gạch phải đủ rộng, mạch vữa ngang phải thật “no” để khi có hiện tượng giãn nở, những viên gạch liền kề nhau sẽ không bị nứt, vỡ. Tại những khu vực có chiều rộng nhỏ hơn một viên gạch thì áp dụng phương áp lát “vảy rồng”, nghĩa là sử dụng những mảnh gạch vụn để lát chi chít nhau, giúp tăng chiều rộng của các mạch vữa.
Sử dụng keo dán gạch
Trong thi công, keo dán gạch được xem là giải pháp lát gạch khá phổ biến và an toàn hiện nay, cách xử lí gạch bị bộp, keo dán gạch cho phép thợ xây dễ dàng điều chỉnh gạch trong một khoảng thời gian nhất định.
Quá trình thi công keo dán gạch, người ta thường sử dụng bay răng cưa chuyên dụng. Bay răng cưa cho phép keo có thể phủ kín và phủ đều lên mặt lát và mặt sau của viên gạch, nhờ đó ngăn chặn và giảm thiểu được tình trạng các lỗ hổng xuất hiện giữa viên gạch và mặt lát. Lớp keo được tráng đều không chỉ giúp độ bám dính của viên gạch cao hơn mà còn ngăn chặn tình trạng thấm nước, nở hoa (đổ muối, vôi hóa, hoen ố), giúp công trình thêm chất lượng.
3. Cách khắc phục nền nhà bị phồng rộp sau khi đã xảy ra mang tính sửa chữa
Trường hợp 1: Sau khi nền nhà bị phồng thì viên gạch bị vỡ hoặc bong lên
Bước 1: Xác định vị trí, độ rộng của nền gạch bị ộp.
Bước 2: Dùng máy cắt gạch cắt theo đường mạch của gạch lát giữa viên gạch ộp và viên gạch không ộp, cắt xung quanh vị trí ộp .
Bước 3: Đục toàn bộ vị trí gạch ộp lên, đục sâu xuống nền vữa khoảng 3-5cm
Bước 4: Trộn vữa mác 50, cán nền phẳng bằng đáy của viên gạch không ộp.
Bước 5: Hòa nước vào xi măng tinh (nước hồ dầu) vừa đủ độ đặc, đổ xuống nền vữa lát gạch, lát gạch xong lau toàn bộ mặt gạch sạch tiến hành miết xi măng trắng vào mạch là xong
Trường hợp 2: Cách khắc phục nền nhà bị phồng rộp trong trường hợp viên gạch chưa bị vỡ, kích thước viên gạch rộng, giá trị gạch tương đối đắt có thể khắc phục bằng cách không đục ra.
Bước 1: Xác định được vị trí nền gạch bị phồng.
Bước 2: Chuẩn bị một máy khoan và mũi khoan có đường kính nhỏ nhất ( mũi khoan phi 6, phải còn mới và sắc).
Bước 3: Khoan lên nền viên gạch bị ộp, sâu khoảng 1,5cm. Dùng bơm hơi thổi hết mùi vữa gạch( có thể chọn vị trí mũi khoan vào lớp men trắng hoặc men mầu tối để tránh lộ ra vị trí mũi khoan)
Bước 4: Bơm hóa chất cho xuống từ vị trí lỗ khoan, lấy búa cao su gõ nhẹ trên mặt gạch sao cho hóa chất xuống hết vị trí ộp bên dưới gạch. Nếu hóa chất không xuống được hết vị trí gạch ộp thì tiến hành khoan các mũi bên cạnh để bơm bổ xung thêm ( hóa chất có thể dùng vữa bơm ống gen cáp dự ứng lực: AC GROUY 102P, vữa không co ngót: Sikagrout hoặc hóa chất dùng SealBoss……)
Bước 5: Sau khi bơm hoặc rót đầy hóa chất xuống hết vị trí ộp bên dưới gạch chờ cho vữa, hóa chất khô. Sau đó dùng xi măng trắng hoặc xi măng mầu phù hợp với mầu gạch ở vị trí lỗ khoan để che và dấu đi vị trí mũi khoan đó.
Trên đây là nguyên nhân và quy trình khắc phục nền gạch lát bị phồng rộp mà chúng tôi tổng hợp. Kita Việt hy vọng bạn đọc tìm ra phương pháp tối ưu khắc phục tình trạng nền gạch bị phồng rộp triệt để, hiệu quả.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Email: tuvankitaviet@gmail.com
Zalo: 0918.92.8833
Hotline: 0918.92.8833