Cầu thang trong thiết kế công trình là phương tiện hỗ trợ quá trình di chuyển của con người lên các tầng trên cao và ngược lại. Đây cũng chính là thành phần liên kết giữa các tầng trong ngôi nhà. Để có thể hiểu rõ hơn về quá trình thi công cầu thang. Dưới đây, Kita Việt chia sẻ đến bạn quy trình và biện pháp đổ bê tông cầu thang đảm bảo kỹ thuật.
1. Cầu thang bê tông cốt thép là gì? Ưu điểm của cầu thang bê tông
Cầu thang bê tông cốt thép được xây dựng từ các loại vật liệu: xi măng, cát, đá,… cùng chất phụ gia theo tỷ lệ nhất định tạo nên bê tông. Với nhiều ưu điểm nổi bật như: độ bền cao, vững chắc, tạo được nhiều hình dáng, chịu nhiệt tốt,… nên cầu thang bê tông cốt thép được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các công trình xây dựng.
2. Các loại cầu thang bê tông cốt thép phổ biến hiện nay
Khi đổ bê tông cầu thang cần xác định được loại cầu thang. Hiện nay, có 2 loại cầu thang bê tông bao gồm: Cầu thang bê tông cốt thép toàn khối và cầu thang bê tông cốt thép lắp ghép. Mỗi loại đều có những đặc điểm và cấu tạo khác nhau.
Cầu thang bê tông cốt thép toàn khối
Đây là loại cầu thang được thi công tại chỗ (ghép cốp pha, bố trí sắt thép và đổ bê tông liền khối tại chỗ). Vì vậy không bị hạn chế bởi điều kiện tiêu chuẩn hóa, có thể thiết kế kiểu dáng theo mong muốn của chủ đầu tư. Cầu thang bê tông cốt thép là dạng kết cấu với độ bền vững cao, chắc chắn. Tuy nhiên, tốc độ thi công chậm và tốn nhiều cốp pha.
Khi đổ bê tông cầu thang cốt thép toàn khối có 2 loại khác nhau:
Loại vế thang kiểu bản chịu lực (không có dầm cốn): Với kết cấu chính là bản bê tông cốt thép nằm nghiêng chịu được toàn bộ tải trọng của vế thang. Điều dọc bản vế là chiều chịu lực chính, phía trên xây gạch. Loại này chỉ nên thiết kế cho các vế thang có chiều dài <=3m chiều dày bản. Bê tông dày hơn loại có dầm cốn (thường dày 100:120).
Loại vế thang kiểu bản có dầm cốn chịu lực: Dầm cốn là dầm nghiêng dọc theo vế thang, có thể nằm ở mép biên hoặc nằm trong lòng vế thang tùy theo hình thức thiết kế. Với kết cấu là bản nghiêng kết hợp với dầm cốn chịu lực. Đối với bậc thang có thể xây gạch hoặc đúc bê tông theo hình răng cưa thay cho bản thang. Độ cao và độ dày của dầm cốn cũng tùy theo độ dài và rộng của vế thang.
Cầu thang bê tông cốt thép lắp ghép
Cầu thang bê tông cốt thép với các bộ phận cấu kiện của cầu thang được đúc sẵn ở nơi sản xuất và mang đến công trình lắp ráp. Với ưu điểm thi công nhanh, tiết kiệm vật tư, tiết kiệm sức lao động và công nghiệp hóa xây dựng. Tuy nhiên, loại cầu thang này bị phụ thuộc vào các điều kiện tiêu chuẩn hóa nên thường có kiểu dáng đơn giản và không phong phú như cầu thang bê tông cốt thép toàn khối.
Cấu tạo thiết kế cầu thang bê tông cốt thép lắp ghép bao gồm 2 loại:
Thiết kế cầu thang bê tông cốt thép bán lắp ghép: Bộ phận chịu lực chính của cầu thang (dầm cốn, dầm ngang) được đổ bê tông cốt thép tại chỗ hoặc xây tường đỡ. Bộ phận lắp ghép các bậc thang được đúc sẵn với nhiều kiểu dáng khác nhau như: bản chữ nhật, chữ L, bậc tam giác,… Loại hình thi công đơn giản, có thể sử dụng vật liệu địa phương và kỹ thuật thủ công đơn giản song mức độ công nghiệp hóa còn thấp.
Thiết kế cầu thang bê tông cốt thép lắp ghép hoàn toàn: Tùy thuộc vào trọng lượng cấu kiện được chia thành các loại: Lắp ghép cấu kiện nhỏ, cấu kiện trung bình và cấu kiện lớn.
Lắp ghép cấu kiện nhỏ: Bao gồm các cấu kiện thang, dầm cốn (dầm nghiêng), dầm đỡ chiếu nghỉ, chiếu tới.
Lắp ghép cấu kiện trung bình: Vế thang được chia nhỏ thành các dải có chiều rộng 30:60cm, tùy thuộc theo trọng lượng các cấu kiện để lắp ghép. Để tiết kiệm và giảm trọng lượng thì có trường hợp đúc rỗng các cấu kiện.
Lắp ghép cấu kiện lớn: Thường chỉ gồm 2 cấu kiện là vế thang và chiếu nghỉ. Việc đúc vế thang và chiếu nghỉ liền với nhau tạo thành một cấu kiện lớn khá hoàn chỉnh, hai đầu gối thẳng vào tường chịu lực.
3. Quy trình đổ bê tông cầu thang đúng chuẩn kỹ thuật
Thiết kế cầu thang bê tông
Khi đổ bê tông cầu thang luôn đòi hỏi sự am hiểu về kiến thức chuyên môn của kỹ sư và các khía cạnh khác để đưa ra thiết kế phù hợp. Các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế cầu thang là chiều cao sàn, chiều rộng của cầu thang, chiều sâu của bậc thang, chiều rộng của chỉ, độ dày cầu thang, góc của cầu thang, tải trọng,…
Nền tảng và hỗ trợ cho cầu thang bê tông
Nền tảng và phần còn lại của cầu thang sẽ được đổ bê tông để chuyển tải trọng xuống đất và chống lại sự di chuyển của cầu thang. Nếu dầm trụ của công trình xuất hiện ở đầu cầu thang thì các thanh thép gia cường được kết nối sẽ chuyển tải. Một nền bê tông nhỏ hoặc khối đá kích thước sẽ được xây dựng nếu không tìm thấy dầm plinth.
Sử dụng ván khuôn thích hợp
Bước quan trọng nhất khi đổ bê tông cầu thang là sử dụng ván khuôn. Lựa chọn ván có kích thước và hình dáng thích hợp sẽ giúp cho quá trình đổ bê tông cầu thang thuận tiện và đúng kỹ thuật.
Ván sử dụng trong quá trình đổ bê tông cầu thang phải dày để hỗ trợ trọng lượng của bê tông. Các tấm gỗ sẽ được gắn chặt bằng ốc vít vào cấu trúc bên của ván khuôn.
Cốt thép cho cầu thang bê tông
Các bước đổ bê tông cầu thang sẽ được gia cố bằng các thanh thép để tải trọng truyền xuống đất. Số lượng thanh thép và kích thước thép sẽ được kỹ sư tính toán tùy thuộc vào kết cấu, quy mô và tải trọng của cầu thang.
Đổ bê tông cầu thang
Tiến hành đổ bê tông vào ván khuôn đã được lắp đặt từ dưới lên trên. Hỗn hợp bê tông sử dụng để làm cầu thang có vai trò quan trọng quyết định đến sự vững chãi và độ bền bỉ của cầu thang. Tiêu chuẩn của hỗn hợp đổ bê tông cầu thang là 3 phần xi măng, 2 phần cát, 4 phần sỏi và nước.
Sử dụng máy rung trong quá trình đổ bê tông nhằm lấp đầy các khoảng trống của cầu thang và tránh bị rỗ (bề mặt tổ ong).
Loại bỏ ván khuôn
Thông thường, đổ bê tông cầu thang cần 21 ngày để khô hoàn toàn. Việc tháo ván khuôn của cầu thang sẽ được dỡ bỏ sau 21 ngày bằng búa, xà beng. Trong 21 ngày trước khi tháo ván, việc bảo dưỡng bê tông sẽ được thực hiện theo đúng kỹ thuật để ngăn ngừa các vết nứt trên cầu thang do sự giãn nở nhiệt.
Hoàn thiện cầu thang bê tông
Sau khi dỡ bỏ ván khuôn, cầu thang sẽ được hoàn thiện theo yêu cầu của chủ đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng. Bê tông, gạch, xi măng và đá granite được ưa chuộng trong quá trình hoàn thiện cầu thang ở hầu hết các công trình. Ngoài ra, thảm và gỗ cũng được sử dụng với mục đích tăng tính thẩm mỹ và tiện nghi khi sử dụng.
4. Lưu ý khi đổ bê tông cầu thang đảm bảo an toàn và chất lượng
Trong thiết kế và thi công đổ bê tông cầu thang cần đảm bảo chấp hành đúng theo quy trình xây dựng để đem lại thành phẩm tốt nhất. Dưới đây là một số lưu ý khi đổ bê tông xây dựng cầu thang an toàn và chất lượng:
- Khi thiết kế thân thang bê tông cốt thép thường có chiều dài lớn hơn chiều rộng nhiều lần, thân thang có dầm làm việc như bản chịu lực theo 1 phương.
- Thiết kế thân xoay tự do giúp chống momen, bẻ cốt thép ngang lên phía trên bản thân thang và bản thân thang cắm vào tường > 100mm.
- Dầm thân thang ở 3 phía những phía trên và phía dưới là nơi bố trí chiếu nghỉ.
5. Ưu điểm thi công phần thô tại Kita Việt
Là đơn vị thiết kế thi công trọn gói nhà phố – biệt thự uy tín, Kita Việt cung cấp dịch vụ với những ưu điểm vượt trội nhằm đảm bảo những công trình của Quý chủ đầu tư được bền vững cùng thời gian.
Ưu điểm thi công phần thô tại Kita Việt
- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thi công theo TCVN và tiêu chuẩn châu âu Eurocode hoặc châu Mỹ AISC
- Cam kết sử dụng vật tư chính hãng
- Cam kết không bán thầu
- Kỹ sư giám sát trực tiếp, báo cáo tiến độ mỗi ngày
- Công nhân trách nhiệm, lành nghề, giàu kinh nghiệm
- Bàn giao nhà đúng tiến độ
- Bảo hành kết cấu 10 năm
Trên đây, Kita Việt đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về quy trình và biện pháp đổ bê tông cầu thang đảm bảo kỹ thuật tốt nhất. Nếu bạn đang có ý định xây dựng tổ ấm, hãy để Kita Việt đồng hành cùng bạn. Chúng tôi là đơn vị thiết kế và xây dựng trọn gói nhà phố và biệt thự uy tín và chất lượng nhất hiện nay. Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí nhé!
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Email: tuvankitaviet@gmail.com
Zalo: 0918.92.8833
Hotline: 0918.92.8833