Cách tính móng nhà nên đào sâu bao nhiêu thì hợp lý?

Độ sâu móng nhà là vấn đề quan trọng để đảm bảo chất lượng của công trình cũng như sự an toàn trong quá trình sử dụng. Vì thế khi thi công móng nhà người ta thường phải tính toán móng nhà nên đào sâu bao nhiêu và sử dụng phương án móng như thế nào là phù hợp nhất với loại đất cũng như độ chịu tải của công trình. Với đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, Kita Việt sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về độ sâu móng.

1. Các cơ sở để lựa chọn giải pháp nền móng cho nhà ở dân dụng

Xác định móng nhà đào sâu bao nhiêu dựa vào tính chất thổ nhưỡng của đất và điều kiện thủy văn liền kề

+ Đặc điểm công trình vài tải trọng xây dựng nhà ở, công trình dân dụng tác động lên móng công trình. Đương nhiên những công trình biệt thự 2 tầng, 3 tầng trở xuống sẽ có độ sâu móng khác so với những công trình nhà 7 tầng 8 tầng.

+ Đặc điểm và tính chất của lô đất xây dựng: loại đất, phân loại đất, tính chất từng lớp đất thi công nền móng công trình để tính toán được móng nhà nên đào sâu bao nhiêu mới phù hợp.

+ Điều kiện khí hậu và thuỷ văn vùng xây dựng;

+ Trị số và đặc trưng tải trọng tác dụng lên nền;

+ Đặc điểm nhà hoặc công trình;

+ Chiều sâu chôn móng của nhà hoặc công trình lân cận;

– Phân loại phương án móng chủ yếu cho các công trình nhà dân để biết móng nhà nên đào sâu bao nhiêu ?

Trên thực tế xây dựng hiện nay móng nhà dân dụng được chia làm 2 loại hình: Móng nông và móng sâu.

Móng nông:

mong-nha-nen-dao-sau-bao-nhieu

Móng nhà nên đào sâu bao nhiêu còn phụ thuộc vào đó là loại móng nông hay móng sâu

mong-nha-nen-dao-sau-bao-nhieu

Đối với loại móng băng thì móng nhà nên đào sâu bao nhiêu là hợp lí

Móng nông (trên nền thiên nhiên hoặc nhân tạo) thường được sử dụng cho các công trình nhà phố, biệt thự có tải trọng lên móng không lớn (ví dụ những công trình nhà thấp hơn 7 – 8 tầng) xây dựng trên nền đất liền thổ có các lớp đất tốt đủ dày nằm phía trên, đương nhiên với vấn đề móng nhà nên đào sâu bao nhiêu thì cái tên đã chứng tỏ luôn rằng độ sâu của móng nông bao giờ cũng nhỏ hơn móng sâu. Móng nông có những loại cơ bản sau đây:

– Móng đơn dưới cột hoặc tường kết hợp với hệ giằng móng.

– Móng băng (thường bố trí giao nhau) dưới cột hoặc dưới tường.

– Móng bản : có sườn hoặc không có sườn

Lựa chọn móng nông trên nền đất yếu thường phải kết hợp với việc xử lý nền.

Móng sâu:

mong-nha-nen-dao-sau-bao-nhieu

Đối với những loại móng sâu thì móng nhà nên đào sâu bao nhiêu

Thường được sử dụng cho các công trình có tải trọng lên móng lớn (thông thường nhà cao hơn 8 tầng) hoặc công trình chịu tải trọng ngang lớn và lớp đất tốt nằm dưới sâu. Vậy với các loại móng sâu thì móng nhà nên đào sâu bao nhiêu ? Móng sâu sử dụng chủ yếu là móng cọc. Phụ thuộc vào vật liệu, cọc có thể chia thành các loại:
– Cọc gỗ
– Cọc thép, cọc bê tông cốt thép: Phụ thuộc vào công nghệ thi công, cọc bê tông cốt thép có thể chia ra loại cọc đúc sẵn (đóng, ép) và cọc đổ tại chỗ (cọc khoan nhồi).

3. Những lưu ý trước khi chọn phương án móng và độ xác định độ sâu nền móng

– Trước khi lựa chọn cách tính nền móng cần phải nghiên cứu toàn diện địa điểm khu vực xây dựng nhà ở, vị trí các hố khoan tương ứng với vị trí móng công trình. Cách tính nền móng được lựa chọn trên cơ sở cân nhắc từng vị trí hố khoan, xác định giá trị chiều dày và hướng dốc của các lớp đất theo từng mặt cắt địa chất nơi xây dựng móng nhà ở, dân dụng.

– Đối với những công trình nhà dân nhỏ và có đất nguồn gốc liền thổ thì chỉ cần dùng móng đơn hoặc móng băng để tiết kiệm chi phí móng và cũng dễ dàng xác định móng nhà nên đào sâu bao nhiêu. Đối với công trình đất ao bùn thì dùng móng cọc. Chúng ta nên thuê các đơn vị thiết kế để họ tính được trọng tải đất trên mỗi đầu cọc, như thế sẽ an toàn và đảm bảo đúng kỹ thuật hơn.

– Phương án nền móng lựa chọn phải đảm bảo tính kinh tế kỹ thuật trên cơ sở tình hình địa chất khu vực xây dựng công trình và an toàn cho công trình (cho từng móng cũng như tính tương ứng giữa các móng của công trình).

+ Khi phân tích ưu nhược điểm của các giải pháp nền móng cần tính toán so sánh các khía cạnh chính sau đây:
+ Tính hợp lý về mặt kỹ thuật của phương án chọn.
+ Khả năng và điều kiện thi công tương ứng với khu vực địa điểm xây dựng.
+ Tiến độ thi công yêu cầu.
+ Mức độ kiên cố của công trình.
+ Tính kinh tế của phương án chọn: Móng nhà nên đào sâu bao nhiêu cần xem xét cả chi phí đào móng phù hợp với tính kinh tế của gia đình không.
+ Lưu ý rằng, việc lựa chọn hố khoan xấu nhất để quyết định giải pháp nền móng và tính toán chung cho các móng chưa hẳn đã thiên về an toàn. Độ lún lệch quá giới hạn giữa các móng có thể gây nên sự cố công trình, do đó từng móng cần được tính toán theo từng vị trí cấu tạo địa chất và cân đối khả năng chịu lực và biến dạng giữa các móng.

mong-nha-nen-dao-sau-bao-nhieu

4. Cách tính móng nhà nên đào sâu bao nhiêu là hợp lý?

Trước khi xác định đào móng nhà nên sâu bao nhiêu cần tìm hiểu những điều kiện ảnh hưởng đến cách đào móng

– Độ sâu chôn móng các công trình nói chung không nên lấy nhỏ hơn 0,5m so với cos đất quy hoạch lân cận.

– Đế móng công trình nói chung nên đặt sâu vào lớp đất chịu lực 10-50cm.

– Móng nhà nên đào sâu bao nhiêu ? Độ sâu chôn móng trong mọi trường hợp không nên nhỏ hơn 1/15 chiều cao công trình.

– Khi xây dựng móng lân cận móng công trình hiện có không được đặt sâu hơn và ngay sát móng hiện có trừ khi có biện pháp đảm bảo nền đất dưới móng công trình hiện có ổn định.

– Đối với công trình có tải trọng vừa và nhỏ có thể sử dụng móng nông, độ sâu chôn móng có thể hạ vào lớp đất số 2 hoặc tại vị trí LK1 có thể bổ sung lớp đệm. Lớp đệm nên hạ sâu tới lớp số 2. Trong trường hợp tải trọng từ công trình lớn tuỳ thuộc vào khả năng chịu lực của lớp đất số 2 có thể sử dụng làm lớp đất chịu lực hoặc sử dụng móng cọc hạ vào lớp tốt hơn phía dưới. Độ sâu móng nông thường từ 1.2 đến 3.5m.

– Đối với công trình có tải trọng nhỏ (ví dụ nhà 3 tầng trở xuống) đặt móng tại vị trí hố khoan LK1 có thể sử dụng móng nông với độ sâu chôn móng tối thiểu kết hợp lớp đệm thay lớp đất thực vật phía trên, đồng thời kiểm tra khả năng chịu lực lớp đất yếu số 2. Nếu đặt móng tại vị trí LK3, do lớp đất tốt quá mỏng nên cần phải đào sâu hơn để thay bằng lớp đệm cho đủ độ sâu chịu lực, độ sâu chôn móng nên lấy tối thiểu.

– Đối với công trình có tải trọng nhỏ có thể sử dụng móng nông kết hợp lớp đệm, lúc này móng nhà nên đào sâu bao nhiêu ?. Có thể sử dụng cọc tre hoặc cừ tràm đóng xuống lớp đất nằm dưới lớp đệm. Trường hợp công trình có tải trọng vừa (ví dụ nhà 4-7 tầng) có thể sử dụng móng giằng kết hợp gia cố nền bằng cọc cát, cọc xi măng cát…trường hợp công trình có tải trọng lớn nên dùng cọc bê tông cốt thép hạ vào lớp tốt phía dưới.

– Đối với công trình có tải trọng vừa và nhỏ có thể sử dụng móng nông kết hợp với lớp đệm tới độ sâu lớp đất số 2. Móng nên đặt ở độ sâu tối thiểu để tận dụng chiều dày lớp đất chịu lực. Trong trường hợp nhà nhiều tầng có tải trọng lớn cần khoan sâu hơn để xác định lớp đất tốt chịu lực nằm ở phía dưới.

xay-nha-ep-coc-thi-cong-tang-ham

– Đối với công trình có tải trọng vừa và nhỏ có thể sử dụng móng chôn sâu, cọc bê tông cốt thép tiết diện nhỏ, mũi cọc hạ vào lớp số 3. Đối với công trình có tải trọng lên móng lớn, có thể sử dụng cọc bê tông cốt thép có tiết diện lớn hạ vào lớp đất số 3 (tuỳ thuộc vào tính chất của lớp đất số 3) hoặc lớp đất tốt hơn ở phía dưới.

– Đối với công trình có tải trọng vừa và nhỏ có thể sử dụng móng nông với độ sâu hạ móng tối thiểu. Trong trường hợp này cần kiểm tra khả năng chịu lực của lớp đất đất số 3 và độ lún của toàn bộ công trình. Đối với công trình có tải trọng lớn lên móng, tốt nhất lựa phương án móng cọc, chọn lớp đất tốt phía dưới để hạ mũi cọc.

– Đối với công trình có tải trọng vừa và nhỏ có thể sử dụng cọc đất xi măng hoặc cọc vật liệu rời (cát đá, sỏi) hạ ngập vào lớp đất số 3. Đối với công trình có tải trọng lớn, tốt nhất sử dụng cọc bê tông cốt thép hạ vào lớp đất số 3 hoặc lớp đất tốt hơn phía dưới.

Chúng ta khó có thể xác định móng nhà nên đào sâu bao nhiêu nếu chưa biết được đặc điểm công trình, tính chất đất và ứng dụng của các loại móng như thế nào. Tuy nhiên để yên tâm tâm hơn khi thi công đào móng nhà cũng như xây dựng nhà ở dân dụng thì thiết nghĩ chúng ta nên lựa chọn một đơn vị thiết kế nhà uy tín để họ khảo sát hiện trạng và tính toán những yếu tố về mặt kỹ thuật được chính xác hơn, tránh xảy ra các hiện tượng lún sạt nguy hiểm khi sử dụng.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

Email: tuvankitaviet@gmail.com

Zalo: 0918.92.8833

Hotline: 0918.92.8833

Nhận thông báo
Nhận thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Xem dự toán công trình


Xin chào quý khách, theo yêu cầu của quý khách:

+ Loại nhà:

+ Mức độ hoàn thiện:

+ Diện tích: m2

+ Số tầng:

+ Vị trí xây dựng:

Chúng tôi xin phép gửi đơn giá khái tính: đến

Quý khách vui lòng liên hệ theo hotline 0918 928 833 để được tư vấn chi tiết và dự toán chính xác nhất. Hoặc gửi thông tin tại đây để chúng tôi được liên hệ lại. Trân trọng cám ơn.

Xem Hướng nhà

Tra Cứu

Xem tuổi xây dựng

Tra Cứu

Gửi yêu cầu tư vấn cho kita việt











    0964078135