Cách tính tải trọng truyền xuống móng chuẩn nhất

Chất lượng và độ bền của công trình xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào nền móng. Móng phải có tính chịu lực tốt mới có thể đảm bảo được chất lượng công trình tốt. Từ đó công trình mới có độ bền cao. Dưới đây là hướng dẫn cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng dễ dàng và chính xác nhất.

1. Tìm hiểu về móng công trình

Bộ phận quan trọng nhất của công trình chính là móng. Trong cấu tạo công trình, móng là phần có vị trí thấp nhất, được đặt hoàn toàn dưới lòng đất. Nhiệm vụ của móng là nhận và phân tán tải trọng của công trình xuống nền. Móng công trình được chia thành các bộ phận bao gồm: đế móng, tường móng, gối móng, lớp đệm chiều sâu chôn móng.

thi-cong-biet-thu-dep

Phân loại móng công trình

Móng công trình được phân loại dựa vào vật liệu móng, đặc tính chịu tải của móng, độ sâu của móng, kỹ thuật thi công của móng. Có các loại móng công trình sau:

  • Dựa vào vật liệu móng công trình: móng bê tông, móng bê tông cốt thép, móng tre, móng gỗ,…
  • Dựa vào đặc tính chịu tải trọng của móng: móng tĩnh, móng động.
  • Dựa vào độ sâu của móng: móng sâu và móng nông
  • Dựa vào kỹ thuật thi công móng: móng băng một phương, móng băng hai phương, móng ép tải, móng khoan nhồi.

Yêu cầu về chất lượng của móng công trình

Móng công trình cần phải đáp ứng được nhiều yêu cầu để đảm bảo độ bền của công trình thi công.

Khả năng chịu lực của móng phải được đảm bảo sao cho móng được thiết kế phải phù hợp với đặc điểm của đất nền.
Móng không có hiện tượng, trượt, gãy đứt. Móng chỉ được lún trong phạm vi cho phép.
Vật liệu móng công trình phải đảm bảo không bị hư hại trong quá trình sử dụng.
Để móng công trình đáp ứng được các yêu cầu trên cần phải tính toán tải trọng truyền xuống móng sao cho hợp lý, khoa học.

2. Tìm hiểu về tải trọng xây dựng

Tải trọng là gì?

Trong lĩnh vực xây dựng, tải trọng được hiểu với nghĩa bao gồm các lực tác động vào công trình và các tác động phi lực từ môi trường ngoài.

  • Các lực tác động vào công trình có thể kể đến như sức nặng của vật liệu làm nên công trình, lực gió, trọng lực,…
  • Các tác động phi lực từ môi trường ngoài có thể kể đến như: sự giãn nở do nhiệt độ, biến dạng cưỡng bức,…

Phân loại tải trọng công trình trong xây dựng

Trong lĩnh vực xây dựng, để công trình thi công được dễ dàng và khoa học, người ta phân loại tải trọng thành các loại như sau:

  • Tải trọng thường xuyên (tĩnh tải): là tải trọng mà công trình bị tác động một cách thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình thi công và trong suốt quá trình sử dụng. Ví dụ như sức nặng của kết cấu công trình, trọng lực,…
  • Tải trọng tạm thời (hoại tải) không tác động một cách thường xuyên liên tục mà chỉ là những tác động ngắt quãng tạm thời đối với công trình như sức gió, hoạt động của con người,…
  • Tải trong dài hạn: tải trọng sinh ra từ hoạt động của các thiết bị, máy móc được lắp đặt trong công trình. Tác động này diễn ra trong những khoảng thời gian dài.
  • Tải trọng đặc biệt: đây là loại tải trọng chỉ xuất hiện trong những hoàn cảnh đặc biệt như động đất, núi lửa, sóng thần,… có nhiều công trình trong suốt quá trình sử dụng không bao giờ phải chịu loại tải trọng này. Ở nước ta, loại tải trọng đặc biệt này cực kì hiếm khi xảy ra.

   tai-trong-cong-trinh-min

Cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng

Để công trình thi công có được độ bền. Cần tính tải trọng truyền xuống móng sao cho khoa học và hợp lý nhất. Tuy nhiên, việc tính toán này đòi hỏi thời gian và sự phức tạp khá lớn. Cho nên để tiết kiệm thời gian tính toán mà vẫn cho ra được kết quả chính xác cần những công thức tính nhanh. Và sau đây là hướng dẫn cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng:

cong-thuc-tinh-tai-trong-truyen-xuong-mong-min

  • Công thức tính diện chịu tải truyền xuống cột: nhịp dầm x bước cột= diện chịu tải truyền xuống cột.
  • Xác định trọng lượng của 1m2 dầm trần như sau: xét độ dày của sàn là 100 sẽ có tĩnh tải khoảng 300kg/m2, hoại tải khoảng 300kg/m2. Thông thường, độ dày của sàn sẽ là khoảng 220 thì trọng lượng của 1m2 dầm trần là 1,1T.
  • Công thức tính lực dọc cột như sau: lực dọc cột = 1m2 dầm trần x diện chịu tải × (số tầng+½). Ở đây tải trọng của mái bằng một nửa tải trọng của sàn.

suc-chiu-luc-cua-dat-nen-min

Sức chịu tải của đất nền rơi vào từ 10T đến 75T trên một mét vuông đất nền thuộc loại thường. Đất nền thuộc loại tốt sẽ có sức chịu tải khoảng 14T đến 15T trên một mét vuông.
Từ đó, ta có thể tính nhanh diện tích móng an toàn như sau: diện tích móng = Lực dọc cột / sức chịu tải của đất nền
Tải trọng của móng (tấn) = Lực nén theo phương đứng = Tổng diện tích sàn (m2) trong phạm vi chịu tải của cột.

cach-tinh-nhanh-tai-trong-truyen-xuong-mong-min

Trên đây là những công thức tính nhanh tải trọng truyền xuống móng. Muốn công trình có độ bền và an toàn thì việc tính toán sao cho móng có sức chịu lực tốt nhất. Thay vì những công thức phức tạp, cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng trong bài sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức mà vẫn ra được kết quả chính xác, từ đó việc thi công công trình được thuận lợi và khoa học hơn. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc hay lăn tăn gì trong quá trình thiết kế và thi công biệt thự của gia đình, hãy liên hệ ngay với Kita Việt để được tư vấn miễn phí nhé!

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

Email: tuvankitaviet@gmail.com

Zalo: 0918.92.8833

Hotline: 0918.92.8833

Nhận thông báo
Nhận thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Xem dự toán công trình


Xin chào quý khách, theo yêu cầu của quý khách:

+ Loại nhà:

+ Mức độ hoàn thiện:

+ Diện tích: m2

+ Số tầng:

+ Vị trí xây dựng:

Chúng tôi xin phép gửi đơn giá khái tính: đến

Quý khách vui lòng liên hệ theo hotline 0918 928 833 để được tư vấn chi tiết và dự toán chính xác nhất. Hoặc gửi thông tin tại đây để chúng tôi được liên hệ lại. Trân trọng cám ơn.

Xem Hướng nhà

Tra Cứu

Xem tuổi xây dựng

Tra Cứu

Gửi yêu cầu tư vấn cho kita việt











    0918 928 833