Cấu tạo móng gạch – Kinh nghiệm thi công móng gạch nhà dân

Mỗi ngôi nhà, cho dù lớn hay nhỏ thì phần móng vẫn là phần quan trọng nhất và là yếu tố quyết định sự bền vững và chắc chắn của nhà. Từ xa xưa, con người đã rất coi trọng việc thiết kế,xây dựng móng nhà, bằng các nguyên vật liệu người ta đã phối trộn để chúng kết dính lại với nhau tạo thành chất kết dính bền chặt, là bệ đỡ vô cùng quan trọng cho cả 1 ngôi nhà. Khi xây dựng nhà,móng nhà mang trong đó nhiều ý nghĩa, không chỉ có ý nghĩa về mặt kết cấu mà nó còn có ý nghĩa về mặt tâm linh với mong muốn cho ngôi nhà được xây lên hoàn hảo, đảm bảo cho một cuộc sống tốt đẹp cho gia chủ. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đi sâu giới thiệu về cấu tạo móng xây gạch nhà dân.

cau-tao-mong-xay-gach-8

1. Nguyên tắc cấu tạo móng và các yêu cầu kỹ thuật

Móng là bộ phận cấu tạo ở phần thấp nhất của công trình, nằm dưới mặt đất. Móng chịu toàn bộ tải trọng của công trình và truyền đều xuống nền móng. Móng tiếp xúc trực tiếp với đất và ngàm vào đất để chống khả năng trôi trượt của đất. Độ sâu của móng so với mặt đất phụ thuộc vào hai yếu tố là tính chất của lớp nền và độ cao, tải trọng của công trình.

– Các yêu cầu kỹ thuật đối với móng

  • Móng phải kiên cố: Kết cấu móng phải có kích thước phù hợp với yêu cầu chịu lực, tức phải đảm bảo góc truyền lực. Vật liệu làm móng và đất nền làm việc phải trong trạng thái bình thường (nền móng tốt, vật liệu đủ cường lực, cấu tạo hợp lý).
  • Móng phải ổn định: Sau khi xây dựng công trình, móng phải lún đều trong phạm vi cho phép (8-10cm), móng không bị gãy, trượt hoặc nứt.
  • Móng phải bền lâu: Móng phải bền vững trong suốt quá trình sử dụng. Lớp bảo vệ móng, độ sâu chôn móng, vật liệu làm móng phải có khả năng chống lại được sự phá hoại của nước ngầm, nước mặn và các tác hại xâm thực khác.
  • Đảm bảo yêu cầu kinh tế: Thông thường chi phí làm móng chiếm từ 8-10% chi phí của toàn công trình, nếu có tầng hầm thì chiếm 12-15% giá thành. Chính vì vậy phải chọn hình thức và vật liệu làm móng cho phù hợp với điều kiện làm việc và đảm bảo các yêu cầu trên, tránh lãng phí.

– Phân loại móng:

  •  Theo vật liệu làm móng: Móng gạch, móng đá hộc, móng bê tông
  •  Theo hình thức móng: móng băng, móng trụ, móng bè, móng cọc
  • Theo đặc tính làm việc của móng: móng cứng, móng mềm

cau-tao-mong-xay-gach

2. Cấu tạo móng gạch xây nhà dân

Người dân Việt Nam xưa nay vẫn dùng gạch để xây móng nhà ở và các công trình phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Đến nay, nhiều hộ gia đình vẫn sử dụng móng gạch đá truyền thống để xây cất nhà cửa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ về các nguyên tắc trong kết cấu loại móng này. Dưới đây, kiến trúc sư của Kita Việt sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản nhất trong kết cấu móng xây gạch để nhiều người có thể áp dụng khoa học, hiệu quả và tiết kiệm hơn.

Nói về móng gạch xây thì điều đầu tiên cần biết là không dùng móng xây gạch cho nền đất yếu. Trong điều kiện nền đất tốt có thể xây móng gạch cho nhà đến 3 tầng. Móng xây gạch là loại móng phổ biến trong xây nhà dân dụng bởi thích hợp với điều kiện thi công thủ công, tận dụng vật liệu địa phương là gạch sẵn và rẻ. Móng xây gạch cũng thích hợp cho các bà con vùng cao, địa chất đất nền tốt, đất nguyên thổ không qua bồi đắp và tiết kiệm chi phí xây dựng.

cau-tao-mong-xay-gach

Các bộ phận của móng xây gạch nhà dân dụng:

– Gối móng là bộ phận chịu lực chính của móng, có dạng hình chử nhật, hình tháp, hay dậc bậc nhằm giảm áp suất truyền tải đến đáy móng.
– Đáy móng gạch nhà cấp 4 nhà dân: là mặt tiếp xúc nằm ngang giữa móng và đất nền có đủ khả năng chịu lực, các lớp dưới đáy móng là lớp đất tự nhiên.
– Lớp đệm tác dụng làm phẳng nhằm phân bố đều áp suất dưới đáy móng.

cau-tao-mong-xay-gach

Cấu tạo móng gạch: Dưới đây là kích thước cơ bản và phổ biến khi áp dụng cấu tạo móng gạch

– Chiều rộng đỉnh móng gạch xây phải rộng hơn kết cấu bên trên (chân tường hoặc chân cột) một cấp, chẳng hạn tường 220 mm thì đỉnh móng rộng 335 mm (một gạch rưỡi).

– Chiều rộng đáy móng phải > 500 mm. Để phù hợp với cỡ gạch tiêu chuẩn (55x105x220), mạch vữa ngang 1,5cm, mạch vữa đứng 1cm và góc truyền lực a

– Do góc a của gạch xây nhỏ (< 30°) nên móng gạch xây cần chiều sâu chứ không cần chiều rộng.

–  Chiều cao mỗi bậc lấy theo chiều dày 2-3 hàng gạch.

–  Chiều rộng mỗi bậc lấy theo góc a.

Có 2 phương pháp giật bậc:
+ 70 – 140 – 70 – 140
+ 140 – 140 – 140 – 140

cau-tao-mong-xay-gach

Góc truyền lực của 2 phương pháp này là 26,5 độ và 33,5 độ

Thông thường người ta lấy chiều cao các bậc là 70, 140… hoặc lấy đều 140. Chiều rông mỗi bậc trung bình mỗi bên rộng 1/4 chiều dài viên gạch (50-60mm). Bậc cuối cùng của gối móng (gọi là đế móng) thường xây 3 hàng gạch (210mm) hoặc đổ bê tông đá dăm, bê tông gạch vỡ.

–  Gạch xây móng phải là gạch đặc (không có lỗ) bang đất sét nung, loại A hoặc loại C, không dùng gạch silicát hoặc các loại gạch không nung khác. Gạch xây móng phải có mac > 75.

3. Vật liệu xây móng gạch

Móng xây gạch được xây bằng gạch đặc 75#. Vữa xi măng tỷ lệ 1:4 hoặc 1:3 tương đương 75# – 100# (nhà cấp II và cấp III) hoặc vữa tam hợp (nhà cấp IV). Móng gạch xây bằng vữa ximăng – cát hoặc vữa tam hợp. Lớp đệm bằng cát đầm chặt 50 -100mm hoặc bê tông gạch vỡ 100# – 150#

Móng đối xứng:

Khi thiết kế móng đối xứng cần lưu ý các cấp giật
• Chiều rộng cấp dưới so với cấp trên cũng như chiều cao của cấp
• Chiều cao: là bội số của 70 để chẵn gạch (70=60+10)
• Các giật bậc thông thường: 70-140 70-140-210.

Móng lệch tâm:

Khi thiết kế móng lệch tâm cần lưu ý các cấp giật
• Chiều rộng cấp dưới so với cấp trên cũng như chiều cao của cấp
• Chiều cao: là bội số của 70 đẻ chẵn gạch (70=60+10)
• Các giật bậc thông thường: 140 -210-210…., 210.

4. Nên chọn loại móng nào phù hợp với nhà mình?

Việc chọn loại móng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó điều kiện nền và tải trọng (chủ yếu là chiều cao) là quan trọng nhất.
Nếu nền tốt: có thể dùng móng gạch xây, đá xây, bê tông đá hộc.

Nếu nền có lớp đất yếu rất dày thì thường dùng móng bè với cọc ma sát đóng xuống sâu, có thể dung biện pháp xử lý nền bằng cách làm chặt đất dước sâu (không dùng cách làm chặt đất trên mặt), không dùng đệm cát, đệm đất.

Nếu nền có lớp trên yếu, lớp dưới tốt:

Khi lớp đất yếu mỏng (≤ 1,5m): thay lớp đất yếu bằng đệm cát, đệm đất hoặc làm chặt đất trên mặt rồi coi như nền tốt hoặc làm móng cọc tre, cọc tràm.
Khi lớp đất yếu kho dày lắm (1,5 – 3m): Thay một phần (trên) của lớp đất yếu và làm chặt đất tren mặt phần còn lại hoặc làm móng cọc bê tông cốt thép.
Khi lớp đất yếu dày (≥ 3,0m): coi như toàn bộ là đất yếu.

cau-tao-mong-xay-gach

Khi lớp đất yếu có chiều dày thay đổi:

Dùng móng băng có chiều dày thay đổi, tức là phần đất yếu dày hơn thì mặt móng sâu hơn.
Dùng móng băng không cùng cao trình, đặt trong vùng đất tốt.
– Nếu nền có lớp đất tốt, lớp dưới yếu.
+ Khi lớp trên mỏng (≤ 1,5m): coi như toàn bộ là nền yếu.
+ Khi lớp trên không dày lắm (1,5-3m): chỉ nên xây nhà đến 2 tầng (dùng móng bè). Nếu muốn xây nhà > 2 tầng thì xử lý như nền đất yếu rất dày nhưng không dược đặt móng sâu và không nên dùng móng cọc.
+ Khi lớp trên dày (≥ 3,0m): tận dụng lớp nền tốt bên trên, không nên đặt móng sâu, nên dùng móng bè và chỉ nên xây nhà đến 3 tầng, nếu nhà ≥ 4 tầng thì xử lý như “toàn bộ là đất yếu”.

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì liên quan tới lĩnh vực xây dựng, hãy liên hệ ngay với đội ngũ KTS chuyên nghiệp của Kita Việt để được giải đáp chi tiết nhé!

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

Email: tuvankitaviet@gmail.com

Zalo: 0918.92.8833

Hotline: 0918.92.8833

Nhận thông báo
Nhận thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Xem dự toán công trình


Xin chào quý khách, theo yêu cầu của quý khách:

+ Loại nhà:

+ Mức độ hoàn thiện:

+ Diện tích: m2

+ Số tầng:

+ Vị trí xây dựng:

Chúng tôi xin phép gửi đơn giá khái tính: đến

Quý khách vui lòng liên hệ theo hotline 0918 928 833 để được tư vấn chi tiết và dự toán chính xác nhất. Hoặc gửi thông tin tại đây để chúng tôi được liên hệ lại. Trân trọng cám ơn.

Xem Hướng nhà

Tra Cứu

Xem tuổi xây dựng

Tra Cứu

Gửi yêu cầu tư vấn cho kita việt











    0918 928 833