Tường thu hồi là một trong những bộ phận cấu tạo của mái. Tường thu hồi là một trong số những bộ phận thuộc kết cấu chịu lực của mái nhà. Phương pháp xây tường thu hồi, sau đó lợp vì kèo là một trong những giải pháp kết cấu mái được chúng tôi thực hiện rất phổ biến trong các công trình thiết kế – xây dựng nhà ở dân dụng.
Thông thường, khi làm mái nhà ở hiện nay, có 3 phương pháp thực hiện mà chúng tôi thường tư vấn cho khách hàng để lựa chọn bao gồm:
+ Thứ nhất: Đổ trần bê tông phẳng, sau đó tiếp tục đổ bê tông mái dốc ( cách này mát, bền, nhưng rất tốn chi phí xây dựng)
+ Thứ hai: Đổ mái dốc, lợp ngói và sau đó đóng trần thạch cao bên trong.
+ Thứ ba: Đổ mái bằng, xây tường thu hồi sau đó gác vì kèo sắt hộp, lợp ngói
Trong đó, cách thứ 3 được rất nhiều chủ đầu tư áp dụng xây dựng, trong đó, tường thu hồi là gì, cấu tạo tường thu hồi ra sao, tác dụng của tường thu hồi như thế nào…? đều là những vấn đề được khá nhiều khách hàng quan tâm. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn giải thích được những khúc mắc trên nhé!
1. Tường thu hồi là gì?
Mái nhà bao gồm 2 bộ phận là kết cấu bao che và kết cấu chịu lực. Trong đó, tường thu hồi là một trong những bộ phận thuộc kết cấu chịu lực của mái nhà. Kết cấu chịu lực có yêu cầu đảm bảo dưới tác động của tải trọng tĩnh như tải trọng bản thân, tải trọng lớp lợp và kết cấu đỡ tấm lợp, đồng thời đảm bảo chịu lực dưới tác động của tải trọng động như sức gió, mưa, và bảo trì. Kết cấu chịu lực bao gồm các hệ dầm, dàn vì kèo, cầu phong, li tô, hoặc các tấm toàn khối hay lắp ghép, trong các công trình hiện đại còn có thể là kết cấu không gian với vỏ mỏng mặt xếp, kết cấu hây căng hoặc sườn không gian. Kết cấu chịu lực có thể được làm bằng các vật liệu gỗ, thép ,bê tông cốt thép. Và đương nhiên, tường thu hồi là một trong số những bộ phận kết cấu chịu lực cho công trình.
Tường thu hồi là loại kết cấu đơn giản, kinh tế, lợi dụng tường ngang chịu lực để xây thu hồi làm kết cấu chịu lực. Tường thu hồi được xây theo độ dốc của mái, tường thu hồi đầu biên xây 220, tường thu hồi giữa xây 105. Để tăng cường khả năng chịu lực cho tường thu hồi cần phải bổ trụ, khoảng 2m nên bổ trụ và tại vị trí gác xà gồ. Trong tường thu hồi nên để thép chờ để liên kết với xà gồ. Khoảng cách giữa tường thu hồi không quá 4m, nếu lớn hơn nên dùng kết cấu vì kèo.
Bức tường đầu hồi từ phần ngang mái thì thu dần lại theo hình tam giác mà đỉnh là nóc nhà. Vì vậy gọi là “ thu hồi”. Thu hồi là công đoạn trong xây tường đầu hồi. Là từ ngữ chuyên ngành dùng để chỉ một loại tường trong cấu trúc ngôi nhà.
2. Tác dụng của tường thu hồi
Tác dụng của tường thu hồi bao gồm:
+ Đỡ vì kèo, đỡ hệ thống kết cấu chịu lực mái
+ Là môt trong những thành phần cấu tạo trong kết cấu chịu lực của mái
Tường thu hồi được xem là kết cấu chịu lực, nâng đỡ hệ thống kết cấu chịu lực của mái nhà. Có khả năng chịu lực dưới tác động của tải trọng động chẳng hạn như sức gió, mưa, và bảo trì.
Trong xây dựng nhà ở, tường thu hồi giúp phân bố trọng lực đều hơn. Có thể giữ được hình dáng chuẩn như trong bản thiết kế. Các thanh đỡ mái được thi công dựa vào kiến trúc của tường thu hồi.
3. Cấu tạo tường thu hồi
Để tạo kết cấu mang lực của mái nhà có thể lợi dụng trước tiên các tường ngang chịu lực có khoảng cách không xa lắm, xây theo dạng thu hồi tức là nghiêng theo dốc để gác xà gồ lên. Trên xà gồ lại gác cầu phong, cuối cùng là lớp lợp để chống thấm. Tường thu hồi chịu lực dùng tường ngang chịu lực xây thu hồi làm kết cấu đỡ mái, trên tường thu hồi đặt gạch xà gồ, cầu phong, rui, mè
Xà gồ thường làm bằng gỗ hộp rộng 10-12cm và cao 15m 20cm với chiều dài không quá 4m, cũng có thể làm bằng bê tông cốt thép, thép hình với nhiều hình dạng khác nhau.
Xà gồ trên cùng gọi là xà gồ nóc , dưới cùng là xà gồ mái đua. Khi mái đua vươn rộng dưới 500mm thì vị trí của thanh xà gồ cuối cùng có thể đặt trực tiếp lên tường dọc ngoài.
Khi mái đua trên 500mm nó cần phải gác lên gối tựa bên ngoài nhà, thường là trên bản công xôn hoặc dầm công xôn.
Xà gồ phải đặt cách nhau không quá 3m và nên đặt vào các nút vì kèo hay mặt dàn.
Kết cấu tường ngang xây thu hồi chịu lực là giải pháp kinh tế, nhưng chiều rộng của các bước gian bị hạn chế ( nhỏ hơn hoặc bằng 4m). Cho nên khi cần làm các bước gian rộng phải dùng hình thức cầu phong (khi lòng nhà hẹp) vì kèo hoặc dầm nghiêng thay thế ( lòng nhà rộng)
Tường thu hồi thường được xây bằng gạch, đá và góc nghiêng phụ thuộc góc nghiêng của mái. Đối với các mái có độ dốc lớn, đặc biệt là được giật cấp với độ nghiêng lớn thì cấu tạo tường thu hồi cũng cần được thiết kế và thi công cẩn thận để đảm bảo kết cấu mái.
Bản vẽ mặt bằng áp mái: Tường thu hồi trong bản vẽ thiết kế mặt bằng áp mái được thể hiện. Trong bản vẽ thiết kế tầng áp mái thì vị trí, kích thước tường thu hồi được thể hiện bằng các nét vẽ liền đôi trong thiết kế. các khoảng nét đứt ngang là khu vực cửa đi, đóng vai trò thoáng như cửa sổ mái khi xây tường thu hồi này
Tường thu hồi của nhà cấp 4 nên là tường 110mm có bổ trụ đúng chỗ đặt xà gồ, nên làm cửa thông gió vừa tiết kiệm vật liệu, vừa thoáng mát và nên xây giật cấp lớn
Tường thu hồi bên ngoài bao quanh độ dốc khoảng 60% dày 200mm. Tường thu hồi ngăn phòng có thể dày 110mm. Tuy nhiên, đối với nhiều công trình thiết kế nhà ở, biệt thư, nếu đã đổ mái bằng ở dưới rồi thì thường tường thu hồi được xây khá đơn giản bằng tường 10. Điều này sẽ có tác dụng trong viêc giúp khối lượng tường nhẹ đi và đỡ tốn kém chi phí khi xây dựng.
4. So sánh ưu và nhược điểm của kết cấu tường thu hồi
Ưu điểm
Tường ngang chịu lực
– Sử dụng tường ngang chịu lực khi có độ cứng ngang với ngôi nhà lớn. Đây được xem là kết cấu khá là đơn giản. Ít dầm, sàn gác nhịp nhỏ.
– Trong những ngôi nhà có mái dốc tường ngang được dùng tường thu hồi để làm kết cấu chịu lực chính.
– Tường ngang ngăn giữa các phòng có độ dày tương đối do đó có hiệu quả cách âm tốt.
– Có thể mở lớn, giúp điều kiện thông gió, ánh sáng tự nhiên tốt. Có cấu tạo ban công dễ dàng.
Tường dọc chịu lực
– Xây dựng tường dọc chịu lực giúp bạn tiết kiệm được vật liệu và diện tích khi xây dựng tường và móng.
– Bố trí mặt bằng kiến trúc một cách linh hoạt.
– Diện tích tường ngang nhỏ do đó tận dụng được nhiều khả năng chịu lực của tường bên ngoài.
Nhược điểm
Tường ngang chịu lực
– Bố trí không gian của các phòng dễ bị đơn điệu, không được linh hoạt.
– Tường ngang chịu lực dày và nhiều, do đó sẽ tốn vật liệu làm tường, móng, trọng lượng nhà lớn.
– Khả năng chịu lực của tường dọc chưa được tận dụng.
Tường dọc chịu lực
– Hiệu quả, khả năng cách âm kém. Độ cứng ngang với nhà nhỏ, không được tốt như tường ngang.
– Tường dọc chịu lực nên khi mở cửa sổ sẽ hạn chế việc thông gió và chiếu sáng trong nhà kém.
– Không thể tận dụng được tường ngang. Thay vào đó phải dùng vì kèo, hay dầm nghiêng.
Hy vọng rằng những thông tin hữu ích trên đây của chúng tôi đã giúp bạn có được hiểu biết cơ bản về tường thu hồi và cấu tạo, tác dụng của tường thu hồi trong xây dựng. Chúc bạn thành công và sớm có được ngôi nhà như ý muốn!
Mọi yêu cầu tư vấn thiết kế nội – ngoại thất nhà ở, biệt thự mời bạn liên hệ trực tiếp với kiến trúc sư của chúng tôi để được tư vấn thiết kế và giải đáp mọi thắc mắc!
Thông tin liên hệ tư vấn thiết kế và thi công:
Email: tuvankitaviet@gmail.com
Zalo: 0918.92.8833
Hotline: 0918.92.8833