Chiều cao mỗi tầng khi thiết kế biệt thự như thế nào là hợp lí? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Bài viết dưới đây của Kiến trúc Kita Việt sẽ mang đến cho bạn những thông tin giải đáp vấn đề này. Cùng theo dõi ngay nhé!
I. KHÁI NIỆM VỀ CHIỀU CAO TẦNG NHÀ
Muốn xác định được chiều cao của tầng nhà thì đầu tiên mọi người phải biết được chiều cao tầng nhà là gì? Chiều cao tầng nhà là khoảng cách đo được tính từ sàn nhà của tầng này đến sàn của tầng tiếp theo. Và tùy theo diện tích đất, không gian xung quanh và yêu cầu của chủ nhà sẽ có cách tính chiều cao tầng nhà hợp lý.
II. TẠI SAO NÊN TÍNH TOÁN CHIỀU CAO NHÀ MỘT CÁCH HỢP LÝ?
Trước tiên ta hãy tìm hiểu xem vì sao phải tính toán chiều cao nhà một cách hợp lý. Việc tính toán chiều cao tầng nhà rất quan trọng trong việc thiết kế ngôi nhà.
– Nếu như thiết kế chiều cao tầng nhà lớn quá sẽ làm cho những người ở trong ngôi nhà đó có cảm giác trống trải lạnh lẽo, hơn nữa có tốn kém.
– Còn nếu như chiều cao phòng quá thấp sẽ khiến mọi người có cảm giác chật chội, bí bách.
Vậy nên cần phải tính toán chiều cao tầng nhà hợp lý để vừa có thể tạo ra được cảm giác thoáng đãng, sang trọng vừa tạo được cảm giác gần gũi. Việc tính toán chiều cao tầng nhà bao nhiêu là hợp lý nhất chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định tới sự thoải mái của không gian tổng thể cũng như chiều cao để có thể phù hợp được với các chức năng của các phòng khác nhau.
III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIỀU CAO NHÀ
Một căn nhà có rất nhiều bộ phận và chúng ảnh hưởng lẫn nhau để tạo nên ngôi nhà chắc chắn và hoàn chỉnh. Chiều cao tầng nhà cũng bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như:
Diện tích và số bậc cầu thang
Diện tích và số bậc cầu thanh là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chiều cao tầng nhà. Vì diện tích và số bậc cầu thang với chiều cao của tầng nhà phụ thuộc lẫn nhau. Nếu chiều cao tầng nhà cao mà cầu thang quá nhỏ sẽ tạo độ dốc dẫn đến khó đi.
Nếu chiều cao của tầng quá cao thì các bậc thang sẽ cao hơn thông thường cũng dẫn đến nguy hiểm khi đi. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến việc tính toán khoảng cách chiều cao giữa các tầng.
Độ nghiêng của một cầu thang tiêu chuẩn là từ 33 độ đến 36 độ, chiều cao mỗi bậc từ 16.5cm đến 18cm. Số bậc thang thường dùng là 13 bậc, 17 bậc, 21 bậc, 25 bậc. Cần phải lưu ý một số điều khi tính chiều cao tầng nhà theo số bậc cầu thang:
– Nếu dự định xây ngôi nhà hai tầng trở lên thì chiều cao tầng nhà sẽ tương đương với diện tích xây cầu thang
– Nếu ngôi nhà chỉ đủ không gian để xây một cầu thang nhỏ thì không nên làm chiều cao của tầng nhà quá cao, vì nó sẽ tạo độ dốc cho cầu thang gây nguy hiểm khi đi cầu thang.
– Đối với nhà có bề ngang hẹp thì không nên thay đổi chiều cao các tầng nhiều, nên thống nhất một độ cao khoảng 3m là phù hợp.
Công năng mỗi phòng
Một ngôi nhà sẽ có rất nhiều phòng và mỗi phòng sẽ có một chức năng riêng. Vì vậy công năng của mỗi phòng sẽ ảnh hưởng đến chiều cao tầng nhà. Ngôi nhà có chiều cao tầng nhà hợp lý nên xem xét đến công năng của các phòng để xây dựng cho phù hợp.
– Phòng khách là nơi tiếp khách và sinh hoạt của một gia đình, vì thế nên được xây cao hơn các phòng khác vì cần không gian rộng rãi.
– Phòng ngủ, phòng làm việc, phòng ăn và nhà bếp nên được xây ở một chiều cao thích hợp khoảng từ 3m đến 3.3m để tạo nên sự ấm áp và thoải mái.
– Đối với một số gia đình họ thường xây một phòng thờ cúng riêng biệt. Đây là một nơi trang nghiêm xây với chiều cao tương tự với các phòng trên, để tránh xây thấp tạo không khí âm u, ngột ngạt.
– Đối với các phòng như phòng để xe, phòng tắm và phòng kho là những phòng không cần diện tích lớn, vì vậy chỉ cần xây với chiều cao trung bình.
Chiều cao tầng có phòng khách
Như đã nói ở trên, phòng khách của một ngôi nhà nên được xây cao hơn để tạo không gian thoáng đãng để tạo cảm giác thoải mái và sang trọng. Chiều cao của phòng khách được phân làm 3 loại cơ bản:
– Phòng thấp: 2.7m – 2.8m
– Phòng tiêu chuẩn: 3m – 3.5m
– Phòng cao: 3.6m – 3.8m
Ngân sách xây dựng nhà
Xây dựng một ngôi nhà cần rất nhiều chi phí. Tăng thêm chiều cao của các tầng tỉ lệ thuận với việc thêm tiền, vì tăng chiều cao phải tăng thêm xi măng, thép, bê tông, gạch. Ngoài ra, tăng chiều cao tầng nhà dẫn đến tăng thêm tiền để duy trì và bảo trì ngôi nhà. Vì vậy, chiều cao tầng nhà cũng ảnh hưởng đến ngân sách xây nhà của các chủ nhà.
Phong cách kiến trúc của ngôi nhà
Mỗi một phong cách kiến trúc khác nhau thì sẽ ảnh hưởng đến chiều cao tầng nhà khác nhau. Vì phải đảm bảo những đặc trưng của các phong cách kiến trúc được thể hiện rõ. Và phải đảm bảo được độ an toàn của ngôi nhà.
IV. QUY ĐỊNH CHIỀU CAO TẦNG NHÀ THEO PHÁP LUẬT
Để có thể tính được chiều cao tầng nhà hợp lý thì bạn phải biết được những quy định về chiều cao tầng nhà như thế nào. Sau đây là như quy định của Pháp luật về cách tính chiều cao tầng nhà:
– Độ cao tối đa giữa mặt sàn dưới đến mặt sàn trên là 3m
– Độ cao tối đa của mặt sàn dưới đến mặt sàn trên, từ tầng 2 trở đi là 3.4m
– Độ cao sàn tối đa là 3.5m khi tính từ độ cao vỉa hè đến đáy ban công.
– Độ cao sàn tối đa là 3.8m: đối với đường lộ giới thấp hơn 3.5m. Trong trường hợp này chỉ được tính chiều cao của tầng nhà theo thước lỗ ban tính từ mặt sàn tầng trệt (tầng 1) đến sàn lầu 1 (tầng 2) và không được làm tầng lửng.
– Độ cao sàn tối đa là 5.8m: đối với 3,5m < đường lộ giới < 20m thì được phép bố trí lửng. Tổng chiều cao từ sàn trệt (tầng 1) lên đến sàn lầu 1 (tầng 2) tối đa là 5,8m.
– Độ cao sàn tối đa là 7m: đối với đường lộ giới >= 20m và sẽ được phép xây tầng lửng
V. CHIỀU CAO MỖI TẦNG NHÀ DỰA TRÊN YẾU TỐ THỰC TẾ
Mỗi yếu tố ảnh hưởng sẽ có cách tính chiều cao tầng nhà khác nhau. Những thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc tính chiều cao tầng nhà hợp lý nhất.
Chiều cao tầng nhà có gác lửng
Một trong xu hướng xây nhà hiện nay là nhà có thêm gác lửng hay còn gọi là gác xép, đặt biệt dễ thấy kiểu xây dựng này là ở những phòng trọ. Xây gác lửng phù hợp với những ngôi nhà có diện tích bị hạn chế hoặc được xây ở nơi bị hạn chế chiều cao.
Việc này gia tăng thêm được diện tích ngôi nhà khi tận dụng được các không gian còn trống và tiết kiệm được chi phí. Tầng lửng phổ biến hiện nay thường có chiều cao từ 1.8m đến 2.5m. Nếu xây thấp hơn sẽ gây cảm giác bí bách cho ngôi nhà. Diện tích xây tầng lửng nên xây khoảng 2/3 chiều sâu căn nhà.
Chiều cao tầng nhà ở dân dụng riêng lẻ
Đối với quy định chiều cao nhà ở dân dụng riêng lẻ cũng tương tự như cách tính theo quy định của Pháp luật.
– Độ cao sàn tối đa là 3.8m: đối với đường lộ giới thấp hơn 3.5m. Trong trường hợp này chỉ được tính chiều cao của tầng nhà theo thước lỗ ban tính từ mặt sàn tầng trệt (tầng 1) đến sàn lầu 1 (tầng 2) và không được làm tầng lửng.
– Đối với 3,5m < đường lộ giới < 20m thì được phép bố trí lửng. Tổng chiều cao từ sàn trệt (tầng 1) lên đến sàn lầu 1 (tầng 2) tối đa là 5,8m.
– Đối với đường lộ giới >= 20m sẽ được phép xây tầng lửng và tổng chiều cao từ sàn trệt (tầng 1) lên đến sàn lầu 1 (tầng 2) tối đa là 5,8m.
Chiều cao tầng nhà theo chức năng phòng
Như đã nói ở phần các yếu tố ảnh hưởng thì mỗi loại phòng khác nhau sẽ ảnh hưởng đến cách tính chiều cao khác nhau:
– Chiều cao tầng nhà hợp lý đối với phòng khách từ 3.6m đến 5m.
– Đối với các phòng như phòng ngủ, phòng việc, phòng ăn, phòng bếp và phòng thờ nên có độ cao khoảng từ 3m đến 3.3m
– Đối với phòng để xe, phòng tắm và phòng kho chiều cao nên ở khoảng 2.4m đến 2.7m
Chiều cao tầng nhà theo diện tích nhà
Ngoài việc chú ý đến chức năng của các phòng thì diện tích của ngôi nhà cũng cần được quan tâm. Việc tính toán chiều cao tầng nhà theo diện tích nhà giúp ngôi nhà trông cân đối và chắc chắn. Bên cạnh đối nên kết hợp với diện tích cầu thang để tạo nên sự thống nhất về chiều cao tầng nhà. Vì vậy chiều cao hợp lý là 3m.
Chiều cao tầng nhà theo phong cách nhà ở
Khi xây nhà theo các phong cách kiến trúc khác nhau thì nên lưu ý một số quy tắc sau khi tính chiều cao tầng nhà:
– Đối với kiến trúc cổ đại: thông thường ở kiến trúc này các thợ xây sẽ sử dụng thạch cao để làm trần nhà, phong cách trang trí cũng đơn giản và sử dụng nhiều gỗ. Chiều cao sàn tầng 1 thường từ 3.6m – 3.9m, tầng 2 đến các tầng trở lên thường từ 3.3m – 3.6m.
– Đối với tân cổ điển: tầng 1 là 3.9m, từ tầng 2 trở lên là 3.6m, tầng cuối cùng là 3.3m.
– Đối với cổ điển Pháp: tương tự như cách tính toán ở Tân cổ điển, nhưng có một điểm khác là nếu làm trần bằng gỗ có thể sẽ cao hơn, tầm 4m.
– Đối với dinh thự, lâu đài: chiều cao ở tầng 1 thường nằm trong khoảng 4.2m – 4.5m, từ tầng 2 trở lên nằm ở khoảng 3.6m – 3.9m.
Chiều cao tầng nhà theo khí hậu khu vực
Một ngôi nhà có được thoáng mát hay bí bách đều phụ thuộc vào chiều cao tầng nhà. Nếu xây nhà ở những vùng có khí hậu nóng thì nên tăng độ cao của tầng nhà lên một chút khoảng 3.6m – 4.5m để tạo sự thông thoáng cho ngôi nhà. Nếu ở vùng có khí hậu ôn hòa, chiều cao lý tưởng là hơn 2m cho mỗi tầng.
Nếu khí hậu nơi xây nhà thất thường, phải chịu ảnh hưởng xấu và cần sử dụng máy lạnh hay lò sưởi thì chiều cao thích hợp là 3m – 3.3m để dễ dàng thay đổi nhiệt độ.
VI. CHIỀU CAO MỖI TẦNG NHÀ THEO PHONG THỦY
Đa số người dân Việt Nam đều tin vào phong thủy. Vì vậy khi xây nhà họ cũng xây theo phong thủy. Vậy xác định chiều cao tầng nhà theo phong thủy thì như thế nào? Theo quan điểm phong thủy, ngôi nhà mà có chiều cao tầng nhà quá cao hay quá thấp đều sẽ không may mắn và ảnh hưởng đến gia đình, sức khỏe và tiền bạc.
Những người theo quan niệm phong thủy cho rằng kiến trúc một ngôi nhà nên được chia thành 3 tầng: tầng thái âm, thái dương và thái hòa tính. Tầng thái âm khoảng 40cm tính từ sàn nhà và có nhiều khí âm, ngược lại tầng thái dương khoảng 60cm tình từ trần nhà và là nơi tập trung nhiều dương khí. Khi xây nhà mọi người thường chú trọng vào tầng thái hòa, tầng này thường ở khoảng 1.8m – 2.5m so với bề mặt sàn. Chiều cao tầng nhà được tính như sau:
– Nếu phòng có kích thước chiều rộng lớn hơn 30m2 trở lên thì chiều cao của tầng từ 3.25m- 4.1m
– Nếu phòng có kích thước chiều rộng nhỏ hơn 30m2 thì chiều cao nên >= 3.15m
VII. CHIỀU CAO TẦNG NHÀ THEO THƯỚC LỖ BAN
Đầu tiên chúng ta tìm hiểu thước lỗ ban là gì? Thước lỗ ban là loại thước dùng để đo kích thước đồ vật trong xây dựng nhà cửa. Mọi người quan niệm rằng sử dụng thước lỗ ban khi xây nhà sẽ mang đến nhiều may mắn cho gia chủ.
Chiều cao tầng nhà được tính bằng thước lỗ ban sẽ cho ra kết quả chính xác và hợp lý. Chiều cao từ sàn nhà đến mặt sàn cuối cùng có chiều cao tầng nhà là 3m. Còn chiều cao từ mặt sàn của các tầng từ tầng 2 trở lên thì có chiều cao tầng nhà là 3.4m. Và từ vỉa hè đến đáy ban công có chiều cao là 3.5m.
Cần lưu ý, đối với các ngôi nhà có đường lộ giới < 3.5m thì không được làm tầng lửng. Và các ngôi nhà có đường lộ giới là 3.5m đến < 20m thì được phép xây tầng lửng và có chiều cao tầng nhà tối đa là 5.8m.
VIII. CHIỀU CAO MỖI TẦNG NHÀ THEO PHONG CÁCH THIẾT KẾ
Nếu lấy phong cách, lối kiến trúc làm tiêu chí để tính toán chiều cao nhà thì theo các kiến trúc sư giàu kinh nghiệm của Kita Việt đưa ra như sau:
– Đối với kiến trúc Hiện đại: Thường là làm trần thạch cao, lối trang trí cũng ko quá cầu kì, sàn tầng 1 thường có chiều cao từ 3.6-3.9m là phổ biến. Từ tầng 2 đến các tầng trên cùng thường là 3.3-3.6m.
– Đối với tân cổ điển: Tầng 1: thường là 3,9. các tầng trên thường là 3,6m, tầng trên cùng có thể là 3,3m.
– Đối với cổ điển Pháp: Tương tự như Tân cổ điển, tuy nhiên tầng 1 nếu làm trần gỗ cầu kì có thể sẽ cao hơn, khoảng tầm 4m.
– Đối với dinh thự, lâu đài: Chiều cao tầng 1 thường sẽ dao động từ 4,2-4,5m, tầng 2 trở lên có thể từ 3,6-3,9m.
Xong bên cạnh đó việc tính toán chiều cao nhà cũng có thể phụ thuộc vào công năng của mỗi phòng. Đây cũng là tiêu chí được nhiều kiến trúc sư quan tâm.
– Phòng sinh hoạt chung và phòng khách là nơi tiếp khách, sinh hoạt của cả gia đình nên cần tạo ra một không gian thoáng mát, trang trọng. Vậy nên chiều cao phòng khách phải cao hơn các phòng khác. Chiều cao gợi ý của phòng khách từ 3,6 đến 4m.
– Phòng ngủ, phòng ăn, phòng bếp, phòng làm việc nên tạo được cảm giác ấm áp. Chiều cao phòng nên ở mức trung bình khoảng 3m đến 3,3m.
– Phòng thờ là không gian tâm linh trang trọng nên không thiết kế thấp hơn các phòng chức năng khác.
– Còn phòng tắm, phòng kho là các khu vực không quan trọng lắm nên chỉ thiết kế chiều cao vừa đủ để tiết kiệm không gian và chi phí. Các phòng này chỉ cần cao khoảng 2,4m đến 2,7m.
Ngoài yếu tố về công năng thì chúng ta cần lưu ý đến đặc điểm khí hậu nơi mình đang sống. Ví dụ đối với nước ta thường xuyên phải sử dụng điều hòa nhiệt độ. Vậy nên ta nên thiết kế chiều cao tầng vừa phải để tiết kiệm điện năng. Tuy nhiên thì chiều cao tầng càng lớn thì chi phí càng cao. Vậy nên bạn cần cân nhắc nhà cao bao nhiêu là hợp lý đối với điều kiện kinh tế gia đình mình. Đối với miền bắc nước ta, mùa hè nóng, mùa đông lạnh, thường xuyên phải sử dụng điều hòa nhiệt độ chiều cao tầng nên ở mức vừa phải để tiết kiệm năng lượng sưởi ấm hay làm mát nhà, lí tưởng nhất là 3-3.6m. Đối với các tỉnh phía nam, quanh năm nắng nóng, lại hay có 2 mùa mưa khô rõ rệt, nhà ở nên làm cao thoáng để mát mẻ và tránh ẩm mốc, tốt nhất nên lựa chọn chiều cao từ 3.6-4.2m.
Trên đây là bài tổng hợp của Kita Việt nhằm mang đến cho bạn những giải đáp thắc mắc về vấn đề chiều cao tầng nhà bao nhiêu là hợp lý. Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích để tham khảo trước khi xây dựng tổ ấm tương lai của mình. Để được tư vấn cụ thể hơn hoặc nếu bạn đang cần tìm đến dịch vụ thiết kế biệt thự, vui lòng liên hệ trực tiếp với Kita Việt ngay nhé.