Đối với bất kể một công trình xây dựng nào thì bộ phận mái luôn là bộ phận rất quan trọng. Đan sắt đổ mái 2 lớp cũng là một trong những quy trình vô cùng quan trọng không thể không biết trong việc đổ mái.
Vậy sau đây hãy cùng Kita Việt đi tìm hiểu thêm làm sao để biết được kỹ thuật đúng? Kỹ thuật đan sắt đổ mái 2 lớp hay còn gọi là kỹ thuật bố trí sắt thép sàn hai lớp đây được xem là một kỹ thuật quan trọng trong xây dựng.
Và đặc biệt đây cũng là khâu quan trọng giúp ngôi nhà của bạn đảm bảo độ vững chắc, đồng thời tránh xảy ra các hiện tượng như lún sập do ngoại cảnh.
1. Vai trò của sàn sắt thép 2 lớp trong việc đổ mái
Kết cấu sắt thép sàn 2 lớp đóng góp vai trò vô cùng quan trọng đối với chất lượng các công trình. Nó quyết định đến khả năng chịu lực trực tiếp của công trình, do đó mà ảnh hưởng chính đến tính ổn định chung của cả công trình. Hệ thống sàn thông thường được chúng ta làm bằng bê tông, bê tông thì có tính chịu nén tốt nhưng lại chịu kéo rất kém. Bởi vậy, sắt thép sàn hai lớp được đặt nằm trong lớp bê tông củng cố độ cứng của sàn sẽ giúp sàn tránh các hiện tượng nứt, gãy, sập gây nguy hiểm cho người sử dụng công trình.
Bản thân kết cấu khung sắt thép sàn khi được bao bọc bằng bê tông cũng được bảo vệ tốt hơn rất nhiều trước các ảnh hưởng và tác động của môi trường. Kết cấu sắt thép sàn 2 lớp giúp tăng độ bền cho sàn nhà, chịu được nhiệt độ cao, chống cháy tốt. So với cấu kiện bê tông hoàn toàn thì kết cấu thép 2 lớp giúp sàn có khả năng chống thấm rất tốt. Với 2 lớp, kết cấu thép sàn có khả năng tạo hình kiến trúc, đáp ứng được những công trình có ý tưởng sáng tạo mới lạ, độc đáo.
2. Nên lựa chọn bố trí sắt thép sàn 1 lớp hay 2 lớp
Thông thường trong thiết kế nhà đẹp, chúng ta cần phân tích nền đất và tải trọng công trình mà các chủ đầu tư sẽ chọn cấu tạo sắt thép sàn là một lớp hay hai lớp. Chẳng hạn nếu chỉ xây một công trình nhà cấp 4 đơn giản thì chọn bố trí sắt thép sàn 1 lớp vẫn có thể chấp nhận được. Còn đối với các công trình cao hơn, tải trọng lớn hơn thì cần bố trí sắt thép sàn 2 lớp.
Sàn 2 lớp sắt thép sở hữu nhiều điểm ưu việt mà bê tông cốt thép không có. Đó là khả năng chịu lực lớn với độ tin cậy cao. Hơn nữa, trọng lượng nhẹ và vượt nhịp lớn. Kết cấu thép sàn có tính cơ động lớn trong vận chuyển và lắp dựng. Các công trình có tính công nghiệp hóa cao thì rất phù hợp bởi thời gian thi công nhanh.
3. Cấu tạo sắt thép sàn 2 lớp chuẩn cho nhà đẹp
Cũng như tên gọi của nó, cách bố trí này bao gồm 2 lớp sắt thép bên trong. Lớp trên sẽ chịu momen âm và lớp dưới chịu momen dương.
Các lớp sắt thép bên trên
Với sắt thép lớp trên thì sắt thép mũ sàn chịu mô men âm, cắt tại 1/4L – cạnh ngắn; sắt thép có cấu tạo vuông góc và đặt nằm dưới sắt thép mũ.
Tuy nhiên cách bố trí này thường chỉ áp dụng cho những công trình nhỏ, eo hẹp về kinh phí, hơn nữa việc phải cắt thép sẽ gây khó khăn cho quá trình triển khai và thi công.
Các lớp sắt thép bên dưới
Thép chịu áp lực sẽ là sắt thép được bố trí dọc theo phương cạnh ngắn, sắt thép phân bố được bố trí vuông góc với sắt thép chịu lực dọc theo phương cạnh dài.
Sau khi được buộc xong sắt thép lớp dưới thì tiến hành kê con kê và tạo lớp bê tông cho sàn. Phân cách ở giữa sắt thép sàn 2 lớp bằng cách sử dụng chân chó để đảm bảo chiều cao làm việc của sàn.
4. Cách bố trí sắp thép sàn 2 lớp chuẩn nhất
Cách bố trí sắt thép sàn 2 lớp
Giống với câu tạo của sàn sắt thép 2 lớp. Với kinh nghiệm nhiều năm của Kita Việt thì thép sàn được bố trí 2 lớp đó là lớp dưới chịu mô men âm và lớp trên chịu mô men dương.
Đối với lớp thép bên dưới, thép chịu lực là thép được bố trí dọc theo phương cạnh ngắn, thép phân bố được bố sắp xếp sao cho vuông góc với thép chịu lực dọc theo phương cạnh dài.
Thép dưới sau khi buộc xong thì thực hiện kê con kê và setup một lớp bê tông để bảo vệ cho sàn. Cần chú ý đó là giữa 2 lớp sàn được phân cách nhau bằng “ chân chó” để đảm bảo chiều cao làm việc của sàn theo như dự tính.
Đối với thép trên, thép mũ chịu mô men âm cắt tại 1/4L (cạnh ngắn), thép có cấu tạo đặt vuông góc thép mũ và nằm dưới thép mũ.
Cần chú ý rằng cách bố trí trên thường áp dụng cho các công trình nhỏ lẻ nên việc cắt thép làm cho quá trình thực thi và triển khai khó khăn hơn. Thông thường, cách bố trí thép sàn 2 lớp là chạy song song, dễ thi công hơn và không phải cắt thép nhiều lần, do đó cũng giúp dễ kiểm soát khối lượng và thi công.
Hướng dẫn bố trí sắt thép sàn 2 lớp đạt chuẩn
Để có một bộ nền nhà cứng cáp và vững chãi thì chúng ta cần thực hiện bố trí thép sàn 2 lớp theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị một bản vẽ đúng tiêu chuẩn
Trong bước này, chúng ta cần một bản vẽ chuẩn đến từ các đơn vị có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực này. Và với kinh nghiệm nhiều năm trong thiết kế bản vẽ sắt thép sàn Kita Việt thường tập trung vào các nội dung: Diện tích, mật độ thép, độ dày và số lớp thép cần có,…
Bước 2: Chọn loại thép cho bản vẽ
Để tiết kiệm chi phí và để công trình có độ bền dài hạn thì khâu chọn thép không thể thiếu vì chất lượng của từng thanh thép, lớp thép ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của nền nhà.
Trong trường hợp bạn là người có điều kiện thì nên đầu tư những loại sắt thép tốt nhất, nhưng ngược lại thì chúng ta có thể xem xét lại và đưa ra một mức chuẩn về sắt thép cho phù hợp.
Bước 3: Lên kế hoạch bố trí kết cấu phù hợp
Tùy thuộc vào địa hình, nơi xây dựng công trình mà chúng ta có một kết cấu bố trí sắt thép sao cho phù hợp. Hai kiểu bố trí thường thấy đó chính là kiểu 1 phương hoặc 2 phương. Để chọn được phương án phù hợp thì cũng phải cần đến những chuyên gia dày dặn.
Bước 4: Tiến hành bố trí sắt thép sàn 2 lớp
Cần tiến hành theo đúng tiến độ và tiêu chuẩn đã đề ra trong bản thiết kế mới có thể đảm bảo chất lượng công trình đạt ở mức cao nhất.
Bước 5: Kiểm soát chất lượng công trình
Mọi công trình muốn có kết quả như mong đợi phải đều gắt gao từ các bước đầu trước khi thực cho đến trong quá trình thực hiện. Chính vì thế kiểm soát không thể thiếu trong thực thi công trình, việc kiểm soát từ chất lượng thép, quá trình thực hiện của công nhân phải được tiến hành xuyên suốt.
Và sau khi hoàn thành, chúng ta cũng cần kiểm tra hoặc thử nghiệm lên công trình để xem có trục gì hoặc sai sót trong thi công để còn đưa ra giải pháp kịp thời trước khi thực thi các kết cấu khác của dự án.
5. Nguyên tắc bố trí sắt thép sàn (2 Phương án)
Phương án thi công bố trí sắt thép sàn phải được sự tư vấn của các kỹ sư chuyên ngành. Hơn nữa, tùy vào tính chất của từng công trình mà sẽ chọn cách đặt sắt thép sàn phù hợp nhất. Bởi vì với mục đích sử dụng, tải trọng của từng công trình khác nhau, việc bố trí sắt thép sàn 2 lớp sẽ dựa vào các chỉ số ở bảng giá trị nội lực của từng công trình.
Cách đặt sắt sàn hai lớp: cần lưu ý rằng lớp thép trên thì thép mũ sàn chịu mô men âm cắt tại cạnh ngắn. Nếu thép đặt vuông góc với thép mũ thì sẽ nằm dưới thép mũ và khi buộc xong cần tiến hành kê con kê để 2 lớp thép không dính vào nhau.
Sơ đồ bố trí sắt thèp sàn 2 lớp Sơ đồ bố trí sắt thèp sàn 2 lớp
Cần xác định rõ nội lực của sàn để bố trí kết cấu sắt thép sàn 2 lớp đạt chuẩn. Và để các chỉ số nội lực của sàn 2 lớp sắt thép chính xác nhất, các chủ đầu tư có thể tham khảo việc áp dụng các phần mềm mới để phân tích nội lực, tránh việc làm ảnh hưởng tới cả quy trình thi công.
Có hai cách bố trí thép sàn như sau:
– Bố trí sắt thép sàn 1 phương: Đây là phương pháp sàn chịu uốn theo 1 phương cụ thể hoặc trong một số trường hợp đặc biệt thì có thể uống theo 2 phương nhưng độ uốn của 1 phương sẽ rất nhỏ so với phương còn lại. Theo cách bố trí này, có thể kê tường hoặc đổ liền khối cùng với dầm. Và với cách này thì các liên kết với dầm nhỏ hơn hoặc bằng 2 cạnh đối diện.
– Bố trí kết cấu sắt thép sàn 2 phương: Theo cách này, sẽ được uốn theo 2 phương với độ uốn lớn gần như nhau. Đây là cách các liên kết với dầm sẽ lớn hơn hoặc bằng hai cạnh liền kề. Cách này còn được gọi là bố trí thép sàn 2 lớp so le.
Xem thêm: Thiết kế mẫu nhà 11x15m đẹp 1 tầng
6. Một số lưu ý trong kỹ thuật đan sắt đổ mái 2 lớp
Ở Việt Nam hiện nay, quy trình đan sắt đổ mái 2 lớp hầu như diễn ra rất sơ sài. Bởi nguyên nhân chính là do đa số chủ nhà không nắm vững kỹ thuật này nên có những nhà thầu đã thực hiện đan sắt một cách sơ sài, không chuẩn. Tuy nhiên việc đan sắt móng trước khi đổ bê tông là rất quan trọng, sau đây Kita Việt xin nêu ra một số lưu ý bạn cần biết:
Cục Kê
Cục kê là cục bê tông có tác dụng hỗ trợ cố định thép sàn đúng vị trí. Khi đổ bê tông đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép. Kích thước cục kê trong công trình thông thường từ 15mm – 20mm – 25mm. Nhiều công trình không sử dụng cục kê chuẩn mà dùng đá kích thước 10x20mm để tiết kiệm chi phí.
Tuy nhiên khi đổ bê tông tác động dẫm lên cốt thép sẽ khiến viên đá bị lệch khỏi vị trí kê. Hậu quả khiến cốt thép bị rơi xuống sát lớp cốt-pha, không còn lớp bê tông bảo vệ hay lớp bảo vệ rất mỏng.
Để kiểm tra việc bố trí sắt thép sàn 2 lớp công trình của chúng ta có đúng thiết kế hay không thì các chủ đầu tư có thể dựa vào tổng độ cao khối bê tông cần đổ. Với sắt thép 1 lớp thì khối bê tông cần ở chính giữa, sắt thép sàn 2 lớp thì chiều dày lớp trên và lớp dưới cần bằng nhau.
Số lượng cục kê so với khoảng cách đan thép sàn tiêu chuẩn:
Với Sàn/dầm : 4 – 5 cục/m2
Với Cột/đà : 5 – 6 cục/m2
Kích thước cục kê trong công trình thông thường từ 15mm – 20mm – 25mm
Sắt kê mũ (chân chó)
Sắt kê mũ là bộ phận tạo nên lớp bê tông bảo vệ của sắt mũ chụp theo thiết kế và tạo khoảng cách giữa lớp thép mũ phía trên và lớp thép sàn phía dưới. Sắt kê mũ rất quan trọng nhưng nhiều chủ thi công dường như không quan tâm đến chi tiết này. Với mặt sàn nhỏ thì có thể không quan trọng lắm nhưng với mặt sàn có diện tích lớn thì sẽ không tránh được các vết nứt tại các gối dầm.
Việc không sử dụng “chân chó” sẽ giúp cho khoảng cách giữa lớp thép mũ và lớp thép dưới sát vào nhau. Khi ta đi lại dẫm lên nhiều sẽ khiến sàn bị nứt, võng sàn giống như chiếc chảo.
Trên đây là một số hình ảnh thực tế về kĩ thuật đan sắt đổ mái 2 lớp. Mọi thao tác được đội ngũ nhân công Kita Việt thực hiện đảm bảo tuân thủ tuyệt đối bản vẽ kiến trúc và có sự giám sát của kỹ sư trưởng trực tiếp chỉ đạo tại công trường. Vì vậy đảm bảo được tính bền vững của kết cấu nhà, tính thẩm mỹ và tiến độ thực hiện.