Thi công đài móng là một biện pháp phổ biến hiện nay với tính ứng dụng cao được nhiều người lựa chọn thiết kế. Sau đây là hướng dẫn từ A-Z về cách bố trí Thép đài Móng cọc được Kita Việt tổng hợp.
Khái niệm Đài Móng và Đài Cọc
Nhắc đến những yếu tố đảm bảo tính ổn định và an toàn bền vững cho một công trình thì không thể không biết đến đài móng và đài cọc.
Đây là hai bộ phận rất quan trọng trong các công trình xây dựng nhà cửa giúp kết cấu được liên kết chắc chắn, sử dụng cho thời gian dài.
Các kỹ thuật thực hiện đài móng và đài cọc cần đảm bảo đúng quy chuẩn và ổn định bởi vì chỉ cần một trong hai gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại cả tác động xấu đến cả công trình gây nứt vỡ, không đảm bảo tính bền vững về sau.
Khái niệm Đài Móng
Đài móng được hiểu như là bộ phận đóng vai trò giúp phân phối tải trọng từ trên xuống một cách đồng đều để ngăn chặn các vấn đề như sụt lún hoặc nghiêng đổ công trình.
Phần bề mặt của đài móng được thiết kế để phân bổ lực đều xuống bên dưới và đảm bảo tính ổn định cho công trình.
Đài móng được chia thành hai loại là đài cứng và đài mềm, có kích thước khác nhau để phù hợp với các yêu cầu của công trình.
Hình dạng của đài móng cũng phụ thuộc vào tính chất của khu vực đất và cũng như các cọc được sử dụng để tăng độ bền cho nền móng.
Đài móng có thể có hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật, hình côn…hoặc các hình dạng khác tùy thuộc vào kết cấu và tính chất của công trình.
Khái niệm Đài Cọc
Tương tự thì đài cọc cũng là một bộ phận không thể thiếu trong công trình và có mối quan hệ chặt chẽ với đài móng và luôn được kết hợp với nhau không thể tách rời.
Chúng được sử dụng để kết nối các cọc nhà với nhau để hỗ trợ việc giảm lực xuống đột ngột và phân bổ lực đồng đều từ trên xuống dưới.
Thường thì đài cọc sẽ được thi công tích hợp vào móng nhà với mục đích để chịu tải cho các thiết bị nặng hơn.
Tuy hay được sử dụng cùng với nhau nhưng đài móng và đài cọc vẫn là hai bộ phận khác nhau và chúng có thể thay thế vị trí cho nhau.
Vai trò Quan trọng của Đài móng và Đài cọc
Vai trò của đài móng và đài cọc là đảm bảo tính ổn định và vững chắc của công trình xây dựng, đồng thời giúp phân bổ và chịu tải trọng đồng đều trên toàn bộ căn nhà.
Đài móng giúp đảm bảo rằng tải trọng từ cả căn nhà được phân bố đều và chịu được áp lực từ các tác động bên ngoài như động đất, gió, mưa, sạt lở đất.
Đài cọc cũng có vai trò quan trọng trong việc chịu tải trọng từ các thiết bị nặng hơn và truyền nó xuống đất một cách an toàn.
Đài cọc cũng đóng vai trò chống sụp lún và giúp cọc nhà tránh khỏi tác động của động đất và các tác động bên ngoài khác.
Kích thước chuẩn của Đài móng và Đài cọc
Để có thể giúp cho việc thi công được diễn ra thuận lợi và kỹ thuật đúng quy định thì các thông số cũng như kích thước của chúng cần được tuân thủ chặt chẽ.
Đài móng và đài cọc có kích thước không giống nhau, vì vậy để công trình đảm bảo được tính ổn định và hiệu quả ta cần biết được kích thước chuẩn của từng loại.
Dưới đây là kích thước chuẩn của đài móng và đài cọc:
Kích thước chuẩn của Đài móng
Khoảng cách từ vị trí trung tâm của cột biên tới mép đài móng không được nhỏ hơn đường kính cột nhà hoặc chiều dài cạnh bình quân cọc nhà.
Khoảng cách được tính từ cọc tới mép đài phải đảm bảo lớn hơn 150mm.
Kích thước bề rộng bản đáy của đài móng 2 hàng hoặc đài móng 1 hàng phải lớn hơn 2 lần chiều dài cạnh cọc nhà, trong đó chiều rộng của đài móng cần lớn hơn 600mm.
Theo kỹ thuật thì khoảng cách từ mép cọc đến mép đài phải lớn hơn 150mm để đảm bảo tính ổn định.
Độ dày của đài móng cần phụ thuộc vào yêu cầu kết cấu phần trên để có thể xác định chỉ số một cách chính xác.
Độ dày phải lớn hơn 300mm nếu kích thước được tính từ mặt lớp đệm.
Cụ thể, nếu đài móng được thiết kế theo hình côn thì độ dày của mép đài phải đảm bảo lớn hơn 300mm để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.
Kích thước và hình dáng của đài móng phải được tính toán dựa trên diện tích sử dụng để có thể định vị và xác định đúng số lượng cọc phù hợp.
Việc thực hiện đo lường độ sâu đặt đài móng còn cần tuân thủ theo tình hình địa chất của khu vực xây dựng và yêu cầu cấu trúc của công trình, bao gồm số tầng nhà, tầng hầm, kho chứa đồ,…
Với tình huống đập đầu cọc nhà ngầm có cốt thép bên trong, độ dài neo cần phải đảm bảo ít nhất 20 đường kính cọc với cốt thép có gờ và 30 đường kính cọc với cốt thép không gờ.
Khi tiến hành các công trình nhà dân dụng thì khoảng từ mép đài tới mép hàng cọc ở phía ngoài cần đảm bảo không được nhỏ hơn 10cm.
Đối với cọc ma sát thì khoảng cách giữa các tim cọc đặt ở gần nhau trong đài phải lớn hơn 3d và từ 2d đối với cọc chống.
Kích thước chuẩn của Đài cọc
Trong trường hợp khoảng cách từ trung tâm của cột biên đến vị trí mép đài yêu cầu không được nhỏ hơn đường kính của cột nhà.
Đồng thời, phải lớn hơn 150mm với khoảng cách tính từ cọc đến mép đài.
Đáy của đài cọc phải có bề rộng ít nhất là 2 lần đường kính và không ít hơn 600mm.
Độ dày của đài cọc bên phải không được ít hơn 300mm và ngoài ra cũng cần được xem xét kết cấu phía trên của căn nhà.
Hướng dẫn Gia công cốt thép trong bố trí Thép đài Móng Cọc
Quá trình bố trí thép đài móng cọc cần tuân thủ đúng thông số kỹ thuật và từng bước theo yêu cầu trong xây dựng để đảm bảo tối đa hiệu quả công trình.
Bước 1: Sửa thẳng theo hình cụ thể, đánh lớp gỉ
Để làm cho việc tạo hình đài móng cọc dễ dàng hơn, các loại cốt thép cần được sửa đổi theo các hình dạng cụ thể.
Thường có ba phương pháp uốn được sử dụng phổ biến nhất.
Sửa thẳng bằng một số công cụ sau:
- Dùng tời: Công cụ này thường được dùng cho các loại thép cuộn, thỉnh thoảng có thể sử dụng gấp nếu không có tời.
- Dùng búa: Đối với các loại cốt thép nhỏ, người thợ có thể dùng búa đập cong để tạo hình nhằm phục vụ cho yêu cầu công trình.
- Dùng máy uốn: Đây là công cụ chuyên hỗ trợ cho những khối thép lớn và độ cứng nhiều mà các công cụ thường khác không thể uốn cong được. Máy uốn sẽ là biện pháp tuyệt vời giúp đảm bảo tiến độ công trình được thực hiện liên tục, tránh ảnh hưởng đến dự án.
Đánh lớp gỉ
Biện pháp đánh gỉ thường là bước tiếp theo được thực hiện nhằm làm sạch các lớp gỉ sét có trên các thanh thép, quy trình này rất quan trọng để bê tông cốt thép tăng độ kết dính và quá trình thi công thuận lợi hơn.
Đánh gỉ bằng sức người
Biện pháp này được thực hiện bằng cách dùng sức người kéo vật cần đánh gỉ qua các bãi cát với nhiều hạt nhám bao quanh. Ưu điểm của cách làm này nhanh, giúp rút ngắn thời gian quá trình vệ sinh nhưng nhược điểm là tốn sức người trong toàn bộ quá trình.
Đánh gỉ bằng bàn chải sắt
Bàn chải bằng sắt được dùng để đánh lên bề mặt của các loại cốt thép cần đánh gỉ, đây được xem là biện pháp đơn giản được thực hiện từ xưa đến ngày nay.
Bước 2: Cắt và uốn thép theo kích thước cụ thể
Với cắt thép:
Công nhân sẽ dựa vào đường kính của từng loại cốt thép mà có thiết bị cắt riêng biệt để phù hợp với đặc tính của từng loại như máy cắt, dao, hàn xì…
Đối với uốn thép:
- Uốn thép là quá trình cần thiết để tạo ra đúng hình dạng yêu cầu đưa ra trong bản thiết kế. Trong các công trình xây dựng, người thợ xây thường sẽ uốn thép bằng tay, tuy nhiên đối với thép có kết cấu và độ cứng lớn hơn các loại thông thường bắt buộc người thợ phải sử dụng máy uốn để thực hiện quá trình này.
- Việc uốn thép đòi hỏi sự cẩn thận, đảm bảo kết quả thép được uốn có hình dạng đồng đều và giống nhau. Bước làm này sẽ tạo ra một sự liên kết bền vững và giúp cho nền móng ngôi nhà kiên cố hơn.
Bước 3: Nối các thanh thép đã được cắt
Quá trình nối cốt thép là giai đoạn cho ra những khối thép có hình thù cơ bản trước khi vào sử dụng.
Cụ thể, ở bước này người thợ sẽ thực hiện nối những thanh cốt thép lại với nhau sau khi chúng trải qua quá trình uốn và cắt thành một khối thô sơ theo đúng với yêu cầu về kích thước hoặc kỹ thuật trong bản vẽ.
Bước 4: Hàn, buộc cốt thép thành lưới và tạo khung
Người thợ tiến hành buộc chặt những khối cốt thép lại bằng các loại thiết bị hàn và dây buộc thép để giúp các khối thép cố định, đồng thời nâng cao kết cấu thép.
Mục đích của quá trình này là đảm bảo được tiêu chuẩn sử dụng cũng như quy định kỹ thuật trước khi được đưa vào làm nền nhà cho các công trình xây dựng đang thi công.
Bước 5: Đổ bê tông cho móng
Bê tông tươi được chia thành 2 loại phổ biến là bê tông tay và bê tông thương phẩm.
Công tác đổ bê tông là bước cuối cùng để quyết định thành phẩm có đạt tiêu chuẩn hay không nên cần kiểm tra kỹ cốt thép trước khi tiến hành đổ bê tông cho móng.
- Đối với bê tông tay: Cần kiểm tra kỹ chất lượng của các nguyên vật liệu cốt yếu của xây dựng như cát, đá, xi măng và nguồn nước. Người thợ có trách nhiệm đảm bảo chất lượng của các vật tư thi công và trộn đúng theo tỷ lệ quy định.
- Đối với bê tông thương phẩm: Trước tiên, công nhân kiểm tra phiếu xuất xưởng và khối lượng bê tông sẵn có.
Tiếp theo sẽ tiến hành bước lấy mẫu và kiểm tra độ sụt của các mẫu bê tông này nhằm nắm rõ thông tin cần thiết cho quá trình kiểm tra và thi công thép đài móng cọc đúng tiêu chuẩn.
Những lưu ý khi bố trí thép đài móng cọc mà bạn cần biết
Để bố trí thép đài móng cọc, người thợ cần lưu ý một số quy định kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn thi công sau đây để có một công trình đảm bảo an toàn, hợp lý.
- Để đảm bảo tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí, kích thước và hình dáng của đáy đài móng được thiết kế dựa trên diện tích và được tính toán khoa học để tận dụng tối đa. Hơn nữa, việc bố trí số lượng cọc trong móng được thực hiện theo khoảng cách đã được quy định trước đó.
- Khi thực hiện việc đóng cọc, độ sâu của chúng được xác định dựa trên hai yếu tố là địa chất và cấu trúc của công trình. Ví dụ, các công trình có tầng hầm hoặc hồ bơi sẽ yêu cầu một độ sâu chôn cọc khác so với các công trình đơn giản.
- Yêu cầu khi tính toán chiều cao của đài bằng các trị số phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định và kỹ thuật. Công tác tính toán cần được thực hiện bởi các nhà thiết kế chuyên môn và kỹ sư có kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực xây dựng.
- Để đảm bảo độ bền và độ chắc chắn, việc đóng cọc đòi hỏi việc đập đầu cọc đề ngàm cốt thép vào trong đài. Đối với thép có gờ, điều kiện kích thước yêu cầu chiều dài neo phải đảm bảo độ dài lớn hơn 20, và đối với thép không gờ là 30.
- Ngoài ra, khoảng cách từ mép đài đến mép hàng cọc ở phía ngoài cùng phải đạt chỉ số c >= 25cm (các công trình cầu đường, thủy lợi) hoặc c >= 10cm (các công trình dân dụng).
- Theo tính toán kỹ thuật, đối với cọc ma sát thì khoảng cách được tính từ tim cọc đến tim cọc nằm gần nhau trong đài có trị số L >=3d và cọc chống sét có trị số L >=2d.
- Các mẫu cốt thép được sử dụng trong đài nên dùng mẫu thép 12÷14, hoặc nếu theo cả hai phương trong đài sẽ được bố trí khoảng cách 15÷25.
Quy trình bố trí thép đài móng cọc đòi hỏi nhiều chuyên môn cũng như yêu cầu kỹ thuật để cho ra kết quả chất lượng. Nếu bạn đang có nhu cầu thi công đài móng hoặc các vấn đề liên quan, hãy liên hệ ngay với đội ngũ Kita Việt để được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ nhé!
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Email: tuvankitaviet@gmail.com
Zalo: 0918.92.8833
Hotline: 0918.92.8833