Giằng móng là gì? Có bao nhiêu loại giằng móng?

Giằng móng đóng vai trò quan trọng quyết định độ bền của công trình, liên kết giữa đất nền và các bộ phận khác. Hiện nay, có các loại giằng móng như móng đơn, móng bè và móng băng với cấu tạo chi tiết và kích thước khác nhau.

Có thể nói, trong thi công xây dựng nhà ở thì giằng móng là một yếu tố quan trọng cần được lưu tâm hàng đầu. Vậy vai trò cụ thể của giằng móng là gì?

Giằng móng là gì?

Trong ngành xây dựng thì khái niệm giằng móng đã vô cùng quen thuộc. Dầm móng hay giằng móng là khái niệm dùng để chỉ kết cấu nằm theo phương ngang của ngôi nhà, giúp tạo sự liên kết giữa các móng, từ đó hỗ trợ làm tăng độ vững chắc cho hệ khung kết cấu của công trình. Giằng móng có hình chữ nhật, hình thang hoặc hình chữ T.

Vị trí của dằm móng là gì và nằm ở đâu? Trong công trình, muốn xác định vị trí của dầm móng còn phụ thuộc vào vị trí tường. Vì thế, giằng móng có thể nằm ở mặt trong, mặt giữa hoặc mặt ngoài của cột. Tùy theo tính chất công trình thi công mà các quy định về giằng móng sẽ được tính toán hợp lý, cẩn thận nhất.

  thi-cong-biet-thu-dep

Chức năng và vai trò của giằng móng là gì?

Vai trò chủ yếu là hỗ trợ nâng đỡ tường bao che hoặc tường ngăn trong nhà truyền đến móng và chịu một phần mô men của cột. Cột bị lệch tâm so với đài móng càng nhiều thì mô men càng lớn.

Ngoài ra, một số chức năng khác của dầm móng có thể kể đến như:

  • Tạo nền móng chặt chẽ, thống nhất
  • Gia cố, giúp móng vững chắc hơn
  • Tăng sức chịu đựng của các loại tải
  • Chống thấm, chống rạn nứt
  • Tăng cường độ cứng và phân bố đều tải trọng công trình truyền xuống móng
  • Tránh tình trạng xoay hoặc xô lệch các nút chân cột
  • Hạn chế độ biến dạng cho sàn nhà

Cấu tạo chi tiết và kích thước của các loại giằng móng trong xây dựng

3 loại dầm móng phổ biến và được áp dụng cho nhiều công trình nhất bao gồm móng đơn, móng băng và móng bè với cấu tạo, chi tiết khác nhau dẫn đến cách tính toán giằng cũng có nhiều sự khác biệt. Chẳng hạn như chiều cao của giằng móng sẽ dựa vào chiều dài nhịp còn để tính toán bề rộng thì cần dựa vào chiều cao hoặc bề rộng của tường bên trên.

Thông thường, kích thước dầm móng phụ thuộc vào khoảng cách của cột trụ:

  • Khoảng cách giữa 2 cột trụ từ 3 – 6 m thì giằng móng sẽ có hình thang hoặc hình chữ nhật.
  • Khoảng cách giữa 2 cột trụ từ 10 – 12 m thì giằng móng sẽ có hình dạng chữ T.

thi-cong-mong-khach-san-dep

Dầm móng đơn

Giằng móng đơn có cấu tạo hình trụ, làm từ cốp thép dày sau đó đổ bê tông trực tiếp vào bên trong. Dầm móng đơn giúp liên kết chặt chẽ với nền móng và tạo thành kết cấu bền vững, hạn chế tác động của nền đất lên công trình, tránh tình trạng sụt lún giữa các đài móng với nhau.

Kích thước giằng móng đơn khuyến khích sử dụng là 0.3 x 0.7 (m).

Dầm móng bè

Dầm móng bè có kích thước tiêu chuẩn được khuyến khích gần với giằng móng đơn: 0.3 x 0.7 (m). Loại dầm móng này thường được dùng ở công trình có nền đất yếu để gia cố khả năng chịu lực cho công trình.

Ngoài ra, các công trình nhà ở có tầng hầm hoặc hồ bơi cũng có thể dùng giằng móng bè để phân bố đều tải trọng, hạn chế sụt lún.

Dầm móng băng

Giằng móng băng có kích thước tối ưu trong khoảng 0.3 x (0.5-0.7) m. Đây là loại thường được dùng trong các công trình bởi có nhiều ưu điểm như: độ tương thích cao, khả năng chịu lực tốt, đa dạng…

Để tính toán kết cấu dầm móng, trước tiên cần xác định các yếu tố tác dụng của giằng trong hệ kết cấu chung, gồm có:

  • Tác dụng đỡ tường xây
  • Tác dụng phân phối mô men chân cột

Nguyên lý tính toán dầm móng

  • Chịu tác động của lún lệch. Các nghiên cứu tính toán cho thấy, dầm móng chiếm một phần nhỏ trong việc chịu tác động lún lệch so với toàn bộ kết cấu phần thân của công trình.
  • Tác dụng đẩy nổi của nền đất. Đóng vai trò như dầm trong hệ sàn – dầm khi làm việc cùng với sàn tầm hầm thì giằng móng sẽ chịu tác dụng đẩy nổi của nền đất.
  • Tác dụng lệch tâm. Móng có thể chịu lệch tâm thiết kế (nhà xây xen) hoặc lệch tâm ngẫu nhiên (do quá trình thi công). Tùy trường hợp mà xác định tác động lên dầm móng.

thi-cong-biet-thu-dep

Công thức tính giằng móng

Công thức tính toán dầm móng thường được áp dụng như sau:

  • Khi tải trọng đúng trọng tâm: Ptb ≤ Rtc
  • Khi tải trọng lệch tâm: Pmax ≤ 1.2 Rtc

(Ptb, Pmax: áp suất đáy móng trung bình và lớn nhất. Rtc: cường độ tiêu chuẩn của đất nền)

R = m(A1/4 .γ.b+B.q+D.c)

Trong đó:

  • b : Chiều rộng của đáy móng
  • q : Tải trọng bên của móng
  • c : Lực dính đơn vị của lớp nền đất
  • A1/4 , B, D : Các hệ số phụ thuộc vào góc ma sát trong của đất.
  • m : Hệ số điều kiện làm việc của nền móng đơn

Qua bài viết, bạn đã có thể nắm thêm khái niệm giằng móng. Tuy nhiên, nếu chỉ nắm khái niệm nhưng chưa từng có kinh nghiệm xây nhà thì sẽ thật khó khăn để hoàn thiện một ngôi nhà như ý. Vì thế, hãy liên hệ với Kita Việt để được hỗ trợ tư vấn thêm bạn nhé!

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Email: tuvankitaviet@gmail.com

Zalo: 0918.92.8833

Hotline: 0918.92.8833

Nhận thông báo
Nhận thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Xem dự toán công trình


Xin chào quý khách, theo yêu cầu của quý khách:

+ Loại nhà:

+ Mức độ hoàn thiện:

+ Diện tích: m2

+ Số tầng:

+ Vị trí xây dựng:

Chúng tôi xin phép gửi đơn giá khái tính: đến

Quý khách vui lòng liên hệ theo hotline 0918 928 833 để được tư vấn chi tiết và dự toán chính xác nhất. Hoặc gửi thông tin tại đây để chúng tôi được liên hệ lại. Trân trọng cám ơn.

Xem Hướng nhà

Tra Cứu

Xem tuổi xây dựng

Tra Cứu

Gửi yêu cầu tư vấn cho kita việt











    0918 928 833