Kinh nghiệm xây nhà trên nền đất ruộng

Hiện nay do dân số ngày càng tăng lên trong khi diện tích đất lại càng hẹp lại. Chính vì nguyên nhân này mà một số địa phương, một số gia đình vẫn sử dụng đất có nền móng yếu như đất ruộng để xây nhà. Bài viết này Kita Việt sẽ tư vấn và chia sẻ tới bạn đọc và khách hàng một số kinh nghiệm về việc xây nhà trên đất ruộng. Hãy cùng tham khảo nhé!

1. Như thế nào là nền đất ruộng?

Đất ruộng là những vùng đất khu vực thích hợp cho sản xuất, canh tác nông nghiệp bao gồm cả đất trồng trọt và chăn nuôi. Đây là một trong những nguồn lực chính trong nông nghiệp. Xây nhà trên nền đất ruộng là những miếng đất này có thể được san lấp để mở rộng diện tích xây dựng nhà ở.

Nền đất ruộng tức là nền đất yếu. Thông thường, nền đất yếu được hiểu là nền đất có kết cấu không vững chắc; là loại đất mà bản thân nó không đủ khả năng tiếp thu tải trọng của công trình bên trên như các công trình nhà cửa, đường xá, đê đập…,không đủ độ bền và bị biến dạng.

thi-cong-nha-vuon-mai-nhat-1-tang

2. Tư vấn thủ tục chuyển đất ruộng thành đất ở

Chuyển mục đích sử dụng từ đất ruộng sang đất ở thì phải xin phép và được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể:

– UBND cấp huyện có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất với hộ gia đình, cá nhân.

– UBND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất với tổ chức.

UBND cấp huyện xem xét việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất ruộng sang đất ở của hộ gia đình, cá nhân theo 02 căn cứ sau:

1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Nếu vị trí thửa ruộng thuộc khu vực được chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì mới được chuyển.

2. Nhu cầu của hộ gia đình, cá nhân trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất

Thủ tục chuyển đất ruộng sang đất ở

* Chuẩn bị hồ sơ:

Theo Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:

– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Khi nộp hồ sơ xuất trình thêm chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân nếu có yêu cầu.

* Các bước thực hiện:

Bước 1. Nộp hồ sơ

– Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường;

– Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 2. Xử lý, giải quyết yêu cầu:

– Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.

– Phòng TN&MT hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

– Phòng TN&MT trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

– Phòng TN&MT chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

– Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Bước 3. Trả kết quả:

Phòng Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sau khi cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính.

* Thời gian thực hiện:

+ Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất).

+ Không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Giải pháp xây nhà trên nền đất ruộng như thế nào?

Hình ảnh: Giải pháp xây nhà trên nền đất ruộng như thế nào?

3. Giải pháp xây nhà trên nền đất ruộng

Việc xây dựng nhà trên nền đất ruộng (đất yếu) không thể thực hiện được theo cách xây dựng nhà trên đất nền vững chắc được. Bởi nó thường xảy ra tình trạng nứt tường, lún sụt, thậm chí là bị nghiêng nhà.

Chính vì vậy, để có thể xây nhà trên nền đất ruộng, gia chủ cần phải có giải pháp về thiết kế và thi công hợp lý. Theo đó, những nguyên tắc sau đây cần được đảm bảo áp dụng:

Tiến hành khảo sát địa chất

Mỗi một mảnh đất sẽ có kết cấu khác sau. Do đó, trước khi xây dựng nhà, gia chủ cần bàn bạc và giao cho đơn vị thiết kế và thi công. Họ sẽ bắt buộc phải tiến hành trực tiếp việc khảo sát địa chất kĩ càng ngay tại nơi sẽ tiến hành xây dựng nhà. Mục đích của việc làm này là nhằm xác định được độ sâu nào, lớp đất nào sẽ phù hợp nhất cho việc làm móng.

Tính toán và lựa chọn các giải pháp phù hợp

Dựa vào kết quả khảo sát địa chất thực tế, đơn vị thiết kế và thi công cần phải tính toán và lựa chọn các giải pháp sao cho phù hợp với đặc thù của vị trí đất xây nhà.

Dựa vào kết quả khảo sát địa chất thực tế, có hai giải pháp xử lý phần móng yếu kém thường được sử dụng nhất đó là: thay đổi phần kết cấu của phần đất xây nhà và thay đổi phần móng. Đối với loại đất nền yếu, có hai giải pháp chính thường được sử dụng nhất đó là: thay đổi kết cấu của đất xây dựng và thay đổi phần móng.

Để thay đổi kết cấu của đất thì phải đòi hỏi mất rất nhiều thời gian và tiền bạc. Chính vì thế, Giải pháp thay đổi phần móng thường được nhiều được nhiều gia đình lựa chọn vì nó đảm bảo phần móng của ngôi nhà bạn sẽ luôn vững chắc.

thi-cong-nha-dep

4. Kinh nghiệm làm móng nhà trên nền đất ruộng

Các loại móng sử dụng khi xây nhà trên nền đất ruộng

Đối với nền đất yếu như đất ruộng bạn có thể sử dụng một số loại móng nhà như:

– Móng bè: Được cấu tạo bằng các vật liệu chủ yếu là bê tông và bê tông cốt thép, thường sử dụng ở vùng đất động nước, dể bị sụt lún. Chi phí để xây móng nhà loại này sẽ khá cao.

– Móng cọc: Tùy theo mức độ yếu của nền đất thì sẽ lựa chọn những vật liệu cọc khác nhau

Cọc bê tông: là cách được sử dụng nhiều nhất hiện nay để gia cố móng trên nền đất yếu.

Cọc tre và cọc tràm: Thường được sử dụng cho xây nhà nhỏ, nhà cấp 4 trên nền đất ruộng.

Cọc đất vôi và đất xi măng: Được sử dụng để gia cố sâu nền đất yếu giúp gia cường nền và giúp thoát nước tốt, được sử dụng khi nền đất đó có nhiều mạch nước ngầm, vùng đất ẩm thấp, nước động.

Cọc đá và cọc cát đầm chặt: Thường được sử dụng ở những vùng đất dể bị sụt lún, đất mềm

Cách xử lý móng nhà trên nền đất ruộng

Cách 1: Xử lý móng nhà trên nền đất yếu bằng cách thay đổi loại móng và độ cứng của móng

Thay đổi loại móng và độ cứng của móng cho phù hợp với điều kiện địa chất công trình. Có thể thay móng đơn bằng móng băng, móng băng giao thoa, móng bè hoặc móng hộp. Trường hợp sử dụng móng băng mà biến dạng vẫn lớn thì cần tăng thêm khả năng chịu lực cho móng. Độ cứng của móng bản, móng băng càng lớn thì biến dạng càng bé và độ lún cũng sẽ càng bé. Có thể sử dụng biện pháp tăng chiều dày móng, tăng cốt thép dọc chịu lực, tăng độ cứng kết cấu bên trên, bố trí các sường tăng cường khi móng bản có kích thước lớn.

2bao-gia-thi-cong-phan-tho

Cách 2: Xử lý móng trên nền đất ruộng bằng cách thay đổi hình dạng và kích thước móng

Xây nhà trên nền đất ruộng bạn có thể thay đổi kích thước và hình dáng móng sẽ có tác dụng thay đổi trúc tiếp áp lực tác dụng lên mặt tiền, và do đó cũng cải thiện được điều kiện chịu tải cũng như điều kiện biến dạng của nền. Khi tăng diện tích đáy móng thường làm giảm được áp lực tác dụng lên bề mặt nền và làm giảm độ lún của công trình. Tuy nhiên đất có tính nén lún tăng dần theo chiều sâu thì biện pháp này không hoàn toàn phù hợp.

Cách 3: Xử lý móng nhà trên nền đất ruộng bằng cách thay đổi chiều sâu chôn móng

Làm móng nhà trên nền đất ruộng có nhiều cách giải quyết, trong đó thay đổi chiều sâu chôn móng là một trong những cách phổ biến được áp dụng. Chiều sâu chôn móng là độ sâu kể từ mặt đất đến hố móng. Việc thay đổi chiều sâu chôn móng nhằm giải quyết sự lún và khả năng chịu tải của nền. Khi tăng chiều sâu chôn móng sẽ làm tăng trị số sức chịu tải của nền đồng thời làm giảm ứng suất gây lún cho móng nên giảm được độ lún của móng. Đồng thời việc này giúp tăng độ sâu chôn móng, có thể đặt móng xuống các tầng đất phía dưới chặt hơn, ổn định hơn. Tuy nhiên việc tăng chiều sâu chôn móng phải cân nhắc giữa 2 yếu tố kinh tế và kỹ thuật.

Trên đây là những chia sẻ mang tính thực tế của Kita Việt về kinh nghiệm xây nhà trên nền đất ruộng mà rất nhiều gia chủ cần tìm hiểu. Cảm ơn bạn đọc và khách hàng đã theo dõi bài viết!

Liên hệ tư vấn và thi công:

Email: tuvankitaviet@gmail.com

Zalo: 0918.92.8833

Hotline: 0918.92.8833

Nhận thông báo
Nhận thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Xem dự toán công trình


Xin chào quý khách, theo yêu cầu của quý khách:

+ Loại nhà:

+ Mức độ hoàn thiện:

+ Diện tích: m2

+ Số tầng:

+ Vị trí xây dựng:

Chúng tôi xin phép gửi đơn giá khái tính: đến

Quý khách vui lòng liên hệ theo hotline 0918 928 833 để được tư vấn chi tiết và dự toán chính xác nhất. Hoặc gửi thông tin tại đây để chúng tôi được liên hệ lại. Trân trọng cám ơn.

Xem Hướng nhà

Tra Cứu

Xem tuổi xây dựng

Tra Cứu

Gửi yêu cầu tư vấn cho kita việt











    0964078135