Trong xây dựng, chắc hẳn bạn đã nghe rất nhiều về thuật ngữ lanh tô cửa, nhưng bạn chưa thực sự hiểu đó là gì và ứng dụng như thế nào trong xây dựng. Bài viết này sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn về lanh tô và những yếu tố xoay quanh nó như thiết kế cấu tạo và phân loại chúng như thế nào,…
1. Lanh tô cửa sổ là gì?
Lanh tô tiếng anh là Lintel, đây là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng, là bộ phận dùng để đầm tường gạch, thiết kế nằm ngang bên trên các khung cửa lớn, cửa sổ hay ô trống. Nhằm tạo độ vuông vắn cho khung cửa, định hình và chống đỡ tường gạch phía trên. Thường khi thiết kế lanh tô sẽ sử dụng toàn bộ là sắt thép và xi măng cao cấp để nó làm tốt nhiệm vụ chống đỡ và bền.
2. Lanh tô cửa: Phân loại và cấu tạo của lanh tô
Lanh tô cũng được chia thành rất nhiều loại, tùy vào khung cửa to nhỏ hay độ áp lực mà bên trên đè xuống sẽ có những thiết kế kích cỡ phù hợp, tương ứng. Cụ thể, phân loại và cấu tạo của nó gồm:
Lanh tô gạch
Lanh tô gạch được biết đến là sản phẩm được đánh giá có độ chịu nén cao, độ bền đảm bảo. Điều này phần nào giúp cho quá trình xây dựng tốn ít cốt thép hơn. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là tốn nhiều gạch, cần nhiều cốt pha, và đặc biệt là dễ hư hỏng khi bị lún.
Lanh tô gỗ
Sử dụng gỗ hồng sắc, nhóm 4 hoặc 5, hai đầu gỗ có quét một lớp hắc ín rồi chôn sâu vào tường. Hiện nay chất liệu gỗ này đã không còn phù hợp và không được sử dụng nhiều nữa. Vì những yếu tố thời tiết tác động về lâu dài sẽ dễ hư hỏng, mối mọt làm giảm độ an toàn.
Thêm nữa là gỗ hồng sắc có giá cả rất cao, không phù hợp để thiết kế lanh tô nhà với số lượng lớn. Chủ yếu lanh tô gỗ thường được xây dựng các nhà ở vùng miền núi, nơi có nguồn gỗ dồi dào và có nhiều loại gỗ như lim, xà cừ,.. có thể dùng thay thế cho gỗ hồng sắc.
Lanh tô thép
Tính chất của thép là nhẹ, vượt được khẩu độ rất lớn. Tuy nhiên hiện nay mọi người sử dụng thép hình, thế nên những loại này thường không được chú ý đến. Một phần cũng bởi giá thành của nó khá cao và thực sự không cần thiết đến vậy.
Lanh tô cửa gạch cốt thép
Lanh tô gạch cốt thép là loại hiện nay đang được sử dụng nhiều nhất vì tính ứng dụng cao và khả năng chịu lực rất tốt. Giống như lanh tô gạch thông thường, trên lớp cửa được phủ thêm lớp xi măng mác 50-75 dày 2-3cm.
Ở giữa có đặt thép tròn d =6mm hoặc thép bản dày 20 x 1mm. Cứ mỗi nửa gạch sẽ đặt một cốt thép, hai đầu của cốt thép được uốn cong, đặt sâu vào phía trong tường tối thiểu là 1-1,5 gạch. Trên cùng dùng vữa xi măng cát mác 50 xây xây từ 5-7 hàng gạch, có độ cao lớn hơn ¼ chiều rộng khung cửa.
Thường được áp dụng với những lỗ cửa có R <2m, khi đó cốt thép không phải chịu lực nhiều, nên lanh tô được dùng là loại chống lực ở mức vừa, nhẹ, tải trọng nhỏ. Nếu lỗ cửa có R >2m thì phải dùng lanh tô lớn để tải trọng tốt hơn, buộc phải tính toán và tuân theo quy chuẩn kết cấu.
Lanh tô gạch cuốn
Loại lanh tô này chủ yếu có tác dụng chịu nén, có độ bền đảm bảo cao và kết cấu cấu thành tốn rất ít cốt thép. Thường được ưa chuộng và sử dụng nhiều khi xây dựng đền chùa, nhà thờ hoặc các lăng tẩm,… những nơi cần hơi thẩm mỹ và cách điệu thì họ sẽ sử dụng nhiều.
Tuy nhiên công thức của nó khá phức tạp và tốn nhiều cốp pha, dễ hỏng khi nhà gặp tình trạng lún không đều. Có 3 loại cuốn là: gạch cuốn thẳng, cuốn vành lược và cuốn ½ hình tròn.
Lanh tô cuốn thẳng
Sử dụng gạch để xây nghiêng. Gạch hai bên được xây kiểu nghiêng vào nhau, viên ở trung tâm thì dựng thẳng đứng(viên khóa hình cánh quạt). Có thể chặt xiên gạch trước khi xây, khiến cho mạch vữa song song, không bị lệch, như thế khi tiến hành xây sẽ đỡ tốn công hơn.
Mạch vữa rộng nhất quy định không được lớn hơn 20mm, quy định nhỏ nhất không dưới 7mm. Khi xây ở chính giữa, có thể nâng cao lên 1/50 chiều rộng lỗ tường bình thường. Như vậy thì khi xây xong lanh tô sẽ tự tạo được độ võng, gần nằm ngang.
Độ cao của lanh tô cuốn thẳng là một viên gạch hoặc 1½ viên gạch. Thích hợp dùng cho khẩu độ lỗ cửa đến 1,25m. Sau khi tính toán và nâng số hiệu vữa vẫn có thể dùng cho khẩu độ lỗ cửa lớn hơn.
Lanh tô cuốn vành lược
– Thiết kế hình cung của cuốn vành lược chính là một đoạn của cung tròn, có bán kính nhỏ nhất bằng ½ chiều rộng lỗ (cuốn ½ tròn).
– Độ cao của cuốn bằng (1/2 ÷ 1/12) chiều rộng lỗ cửa, thông thường ⅛ chiều rộng lỗ cửa, bán kính bằng chiều rộng lỗ cửa.
– Loại gạch được sử dụng để xây cuốn vành lược cần có độ cong lớn, tốt nhất nên dùng gạch xiên. Nếu độ cong nhỏ thì có thể dùng gạch phổ thông nhưng cần điều chỉnh mạch vữa để phù hợp. Mạch vữa cũng quy định rộng hẹp trong khoảng 7 – 20mm.
– Loại này thích hợp cho lỗ cửa có chiều rộng khoảng 1,5 – 1,8m. Trong trường hợp sử dụng vữa mác thì chiều cao cuốn có thể đạt từ ½ đến 2 gạch.
Lanh tô cửa bê tông cốt thép
Dựa theo phương thức thi công thì lanh tô bê tông cốt thép được chia làm hai loại như sau:
– Lanh tô bê tông cốt thép đổ sẵn tại chỗ
Chiều rộng của lanh tô được tính bằng chiều dày của tường gạch. Còn chiều cao và số lượng cốt thép thì sẽ được tính toán theo công thức chung. Nếu chiều dày là từ ½ gạch trở lên, hoặc có thể làm lanh tô hình chữ L, tận dụng bộ phận lộ ra để làm gối tựa tường gạch bên ngoài.
Đối với sàn đổ tại chỗ, độ cao của lanh tô và sàn gần như là bằng nhau thì nên kết hợp và lanh tô gộp chung thành một khối, giúp làm khối lượng bê tông. Trường hợp các lỗ cửa nằm gần và có độ cao bằng nhau thì có thể thiết kế liên kết các lanh tô đơn lại thành thiết kế một khối giằng tường luôn. Tường giằng sẽ làm tăng sự ổn định, vững chãi cho nhà và tránh bị gãy đứt đoạn khi nhà bị lún không đều.
– Lanh tô bê tông cốt thép đúc sẵn
Với loại lanh tô cốt thép đúc sẵn này, người ta sẽ tính kích thước bề rộng bằng bội số của ½ kích thước viên gạch được lấy làm chuẩn. Độ cao bằng độ dày của 1,2,3 hàng gạch. Chiều dài 1 viên gạch gần bằng hai đầu gác vào tường. Ưu điểm của lanh tô là có tốc độ thi công nhanh và đúng tiến độ, được làm trong nhà xưởng với môi trường tiêu chuẩn nhất.
Lanh tô là một bộ phận được coi là quan trọng trong cái khung vững chãi của nhà. Hiện nay có rất nhiều gia đình làm công trình lớn đã sử dụng những dịch vụ thuê đội thiết kế xây dựng và đội xây dựng lanh tô chuyên nghiệp riêng. Đảm bảo tính an toàn, bền vững và có tay nghề cao và sự chính xác nhất định.
Tuy nhiên vẫn có những gia đình làm công trình nhỏ hoặc chi phí không cho phép để tách riêng hai phần. Bạn phải lưu ý chọn đội thợ xây dựng tay nghề cao và có thể thi công được cả phần lanh tô để đảm bảo chất lượng hơn. Và các quy trình xây cũng cần có sự giám sát của bạn để đảm bảo đúng tiến độ công việc, không bị trì trệ công trình.
Tùy từng thiết kế nhà, thiết kế khung cửa cũng như loại vật liệu thi công mà gia chủ sử dụng sẽ có những loại lanh tô phù hợp riêng. Nhiệm vụ của lanh tô là rất quan trọng, nó giúp chống đỡ, tránh những rủi ro khi sử dụng nhà thời gian lâu dài. Trên đây là tất cả những cách phân loại và cấu tạo của mỗi loại lanh tô để bạn có thể tham khảo.
Nếu bạn cần tư vấn thiết kế hoặc thi công xây dựng hãy liên hệ trực tiếp với Kita Việt để được tư vấn cụ thể nhé!