Ngôi nhà không chỉ là tài sản lớn của một đời người mà còn là không gian sống, nơi lưu giữ những kỷ niệm không thể quên. Do đó, mọi công đoạn trong quá trình thi công cần được kiểm định, giám sát chặt chẽ, tránh xảy ra tình huống không mong muốn hay công trình không đạt chất lượng. Hôm nay, chúng tôi muốn chia sẻ quy trình nghiệm thu công tác móng trước khi đổ bê tông để chủ nhà cũng như người giám sát nắm được để có không gian sống lý tưởng đảm bảo sự chắc chắn.
1. Có cần thiết phải tiến hành quá trình nghiệm thu công tác móng?
Có rất nhiều người thắc mắc có cần thiết phải tiến hành quá trình nghiệm thu công tác móng hay không? Câu trả lời là CÓ. Đây là bước quan trọng để kiểm tra chất lượng của cốt thép và bê tông móng giúp tránh được tình trạng móng không đạt chất lượng gây ảnh hưởng nặng nề đến công trình.
Nếu như bỏ qua bước này mà tiến hành đổ bê tông luôn thì sau khi sử dụng công trình có vấn đề sẽ không biết được nguyên nhân do đâu để tiến hành cải tạo, sửa chữa.
Bên cạnh đó, dù móng đã chuẩn về chất lượng, kích thước cũng như hình dáng nhưng không tiến hành nghiệm thu sẽ làm gia chủ hay chủ đầu tư không yên tâm về chất lượng công trình của mình.
Do đó, mỗi bước trong quá trình thi công xây dựng đều cần được làm tỉ mỉ, chặt chẽ, không được bỏ qua bất kì khâu nào từ thi công cho đến nghiệm thu.
2. Thành phần tham gia quá trình nghiệm thu công tác móng
Để kết quả kiểm tra của quá trình nghiệm thu công tác móng được chính xác, công bằng và tạo sự yên tâm cho gia chủ thì cần có sự tham gia của chỉ huy trưởng, kỹ sư, kiến trúc sư, giám sát, chủ sở hữu, đội trưởng đội thi công.
Sau khi kiểm tra xong, nếu móng đã đạt yêu cầu thì sẽ được tiến hành các bước tiếp theo và có sự xác nhận của những người tham gia bằng cách ký vào biên bản nghiệm thu.
3. Quá trình nghiệm thu công tác móng
Giai đoạn thi công kết cấu móng là giai đoạn đầu trong quá trình thi công xây dựng công trình vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Bởi móng có kết cấu chắc chắn ngôi nhà mới được bền vững, tránh tình trạng bị nghiêng đổ. Vì vậy, quá trình nghiệm thu công tác móng cần được tiến hành kiểm tra tỉ mỉ, không thể sơ sài.
Bước 1: Kiểm tra vệ sinh hố móng
Vệ sinh hố móng là điều đầu tiên cần làm trước khi tiến hành đổ bê tông móng bởi móng sạch và khô thì bê tông sẽ có sự liên kết chặt chẽ, độ bám dính cao do không bị dính tạp chất và không bị chảy.
Nếu hố móng không sạch, có tạp chất hoặc còn nước đọng lại cần tiến hành làm sạch và lau khô.
Bước 2: Kiểm tra coppha móng
Coppha móng có tác dụng định hình bê tông theo khuôn, theo hình dáng và kích thước trong bản vẽ kỹ thuật đã được xác định từ đầu. Coppha móng thường được làm bằng ván hoặc bằng tường gạch nên mỗi loại sẽ có cách kiểm tra khác nhau.
Kiểm tra coppha làm bằng ván
Coppha làm bằng ván cần được vệ sinh sạch sẽ để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông. Dựa vào độ dày của ván chọn hệ thống giá đỡ phù hợp để đảm bảo giữ chắc được ván, không làm hỏng cấu hình của bê tông móng.
Coppha bằng ván dễ dàng lắp đặt và nhanh chóng vì bản chất của nó là các tấm ván gỗ đóng lại với nhau nên dễ đổ hơn.
Kiểm tra coppha bằng tường gạch
Coppha bằng tường gạch cần được xây thẳng hàng, chắc chắn để không bị đổ vỡ khi tiến hành đổ bê tông. Bên cạnh đó, các tường gạch cần phải được xây kín để hạn chế việc mất nước của bê tông.
=> Kiểm tra coppha móng đúng kỹ thuật giúp kết cấu móng được vững chắc, bê tông móng đạt tiêu chuẩn đã quy định. Móng được định hình ngay ngắn, đúng hình dáng và kích thước sẽ không làm lệch kết cấu thép, định lượng bê tông được chính xác, tránh tình trạng thiếu hụt do bị chảy.
Bước 3: Kiểm tra cốt thép
Cốt thép khi kiểm tra phải đảm bảo về chất lượng, đúng chủng loại đã thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng. Để kiểm tra thép có đúng chủng loại không bạn có thể nhìn trên thanh thép ký hiệu có được rõ ràng và đúng loại không.
Việc bố trí thép cần được làm đúng theo bản vẽ kỹ thuật. Vì bố trí sai không chỉ làm lãng phí vật tư mà còn tiềm ẩn nguy cơ sụt, lún, ảnh hưởng chất lượng và độ bền của công trình.
Khi kiểm tra cốt thép phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Cốt thép phải đảm bảo chất lượng và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng. Hiện nay Việt Nam đang áp dụng bộ tiêu chuẩn xây dựng: Tiêu chuẩn Nhật Bản: JIS G3505 – 1996, JIS G3112 – 1987, tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 1651 – 1985, TCVN 1651 – 2008, tiêu chuẩn Hoa Kỳ: ASTM A615/A615M – 08, tiêu chuẩn Anh Quốc: BS 4449:1997.
- Kết cấu thép phải được làm theo và giống với bản thiết kế mà các kỹ sư, kiến trúc sư đã tính toán từ trước và vẽ ra.
- Cốt thép phải được bố trí ngay ngắn, thẳng với nhau, thép chính và thép phụ không được xô đẩy lên nhau.
- Thanh thép không được gỉ sét, hiện tượng xuống chất cần được thay thế thép mới cùng loại với thép đang sử dụng.
- Chiều dài neo cốt thép bằng 30 lần đường kính.
Bước 4: Đổ bê tông móng
Sau khi tiến hành kiểm tra hố móng, coppha móng và cốt thép nếu đạt chuẩn thì tiến hành đổ bê tông móng, không thì cần tiến hành lại các bước.
Bê tông móng được chia làm 2 loại là bê tông tươi và bê tông trộn bằng tay, dù sử dụng loại nào cũng cần kiểm tra thật kỹ chất lượng.
- Đối với bê tông tay: cần kiểm tra về chất lượng của cát, đá, xi măng, nước và tỉ lệ trộn.
- Đối với bê tông tươi: cần kiểm tra phiếu xuất xưởng, số liệu và lấy mẫu bê tông để tiến hành kiểm tra xem đã đạt chuẩn chưa.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về quy trình nghiệm thu công tác móng mà bất kỳ người giám sát hay gia chủ cũng đều cần quan tâm và nắm rõ. Hy vọng các chủ đầu tư cũng như gia chủ có thể chọn được đơn vị thi công uy tín, tận tâm, trách nhiệm và có tay nghề cao.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Email: tuvankitaviet@gmail.com
Zalo: 0918.92.8833
Hotline: 0918.92.8833