Móng lệch tâm hiểu đơn giản là tâm của cột thép không nằm ở trung tâm đài móng. Vậy nguyên tắc thi công cốt thép dầm móng lệch tâm được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin để quý vị tham khảo nhé!
1. Móng lệch tâm là gì?
Móng lệch tâm hiểu đơn giản là tâm của cột thép không nằm ở trung tâm đài móng. Đây là cách xây dựng móng được áp dụng khá phổ biến hiện nay trong xây dựng đặc biệt đối với công trình nhà phố. Vậy nguyên tắc thi công cốt thép dầm móng lệch tâm được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin để quý vị tham khảo nhé!
2. Dầm móng là gì?
Dầm móng bao gồm dầm móng ngang và dầm móng dọc. Tuy nhiên, hiện nay đối với công trình nhà phố, biện pháp thi công dầm móng ngang thường phổ biến và đóng vai trò quan trọng cho toàn bộ ngôi nhà. Dầm móng lệch tâm được kết cấu theo hướng dầm móng ngang. Nó có nhiệm vụ nối các đài cọc tạo nên hệ đòn gánh vững chắc để cân bằng momen lệch tâm cho hệ khung kết cấu của công trình.
Vị trí của dầm móng tùy theo sự sắp xếp của vị trí tường. Nó có thể nằm ở ngoài, giữa hay mặt trong của cột. Dầm móng là hạng mục quan trọng trong mỗi công trình vì thế bắt buộc phải có những tính toán cẩn thận trong bất kỳ công đoạn thi công hay thiết kế nào. Đơn vị nhà thầu thi công sẽ tư vấn hoặc trao đổi để đưa ra những phương án thi công hợp lý.
3. Vai trò của kết cấu dầm móng
Kết cấu dầm móng sẽ có tác dụng nâng đỡ tường bao che hoặc tường ngăn trong nhà truyền đến móng. Bên cạnh đó, dầm móng còn chịu một phần mômen của cột. Bởi vì thi công móng lệch tâm, cho nên độ lực tác dụng lên càng nhiều so với đài móng thì mô men này càng lớn. Chính vì thế, thiết kế dầm móng còn chiếm vai trò quan trọng, cụ thể như:
- Chống lún lệch
- Bảo vệ móng nhà vững chắc, tăng độ chịu lực cho toàn bộ công trình phía trên của công trình
- Tạo nên nền móng thống nhất và chặt chẽ
- Giảm thiểu tối đa độ biến dạng cho sàn nhà trong bất kỳ hoàn cảnh nào
4. Nguyên tắc thi công cốt thép dầm móng lệch tâm
Đối với cốt thép dọc, thì tiết diện cốt thép cần lấy không nhỏ hơn các giá trị 0,05%. Lớp bảo vệ cho cốt thép dầm chịu lực phải đảm bảo sự hài hòa, bảo vệ cốt thép khỏi bị tác động của không khí bên ngoài, của nhiệt độ và các ảnh hưởng có hại khác của môi trường. Nên lựa chọn những thanh thép có Ø≤ 20mm để tạo hiệu quả thi công, sự chắc chắn cho dầm móng để chịu lực.
Khoảng cách giữa các cốt thép cần được quy định nhằm bảo đảm sự làm việc chung giữa cốt thép và bê tông, bảo đảm thuận tiện cho việc đổ dầm vữa bê tông. Cần bố trí 1 lớp thép trên và 1 lớp thép dưới, có thể 1 hoặc 2 thanh chồng lên nhau.
Để cốt thép phát huy hết khả năng chịu lực cần neo chắc đầu mút của nó vào bê tông. Trong khung và lưới buộc các thanh chịu kéo cần được uốn móc ở đầu mút.
Trường hợp thiếu neo thép, cần bổ sung thép bằng cách hàn vào đài móng. Nối cốt thép phải đảm bảo an toàn trong vùng kết cấu dầm không chịu mô men uốn lớn. Thép phía trên dầm không được nối thép tại vị trí cột, hoặc dầm giao nhau – từ vị trí tim cho tới 1/4 nhịp dầm. Thép lớp dưới không được nối trong phần bụng dầm – vị trí 3/4 nhịp dầm.
Đối với thép tăng cường, thông thường được bố trí ở hai đầu dầm ngang gần những thép cột dọc. Thép tăng cường thường nằm ở giữa, đối với dầm ngang thì thép tăng cường được bố trí nhiều hơn so với thép dầm dọc. Lý do như đã trình bày, vì thép dầm ngang là ”đòn gánh” cho toàn bộ phần móng của ngôi nhà.
Mỗi công trình sẽ có những cách bố trí hay thi công cốt thép khác nhau. Chính vì thế, dựa vào công thức tính toán để đưa ra những con số, thước đo cụ thể trong từng công đoạn thi công để đảm bảo hiệu quả công trình.
5. Lưu ý khi thi công cốt thép dầm móng lệch tâm
- Thi công cốt thép dầm móng cần dựa trên bản thiết kế, những tính toán cụ thể trước khi thi công để đảm bảo quá trình thi công.
- Dầm móng là công trình quan trọng của toàn bộ công trình, cho nên thi công chính xác, an toàn là yếu tố hàng đầu được đặt lên. Bên cạnh đó, chất lượng vật liệu là điều kiện tiên quyết để tạo nên sự chất lượng của dầm móng.
- Việc bố trí thép dầm phụ thuộc vào biểu đồ nội lực, từ đó ta thi công thép dầm sao cho phù hợp với vùng miền chịu lực của dầm và theo nguyên tắc cấu tạo, đảm bảo khả năng chịu nén của bê tông và chịu kéo của thép
- Nên sử dụng tường bao quanh dầm có lót lớp ván phủ phim thay vì sử dụng khuôn ván. Điều này vừa tiết kiệm được chi phí đồng thời tạo ra độ chắc chắn cho dầm móng, giảm thiểu trọng tải chịu lực cho dầm móng.
Bài viết là lời chia sẻ toàn bộ kinh nghiệm của chúng tôi về công tác thi công dầm móng lệch tâm. Hy vọng với những thông tin vừa cung cấp, mọi người có thể tham khảo và đưa ra kinh nghiệm cho mình.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Email: tuvankitaviet@gmail.com
Zalo: 0918.92.8833
Hotline: 0918.92.8833