Hoạt động lâu năm trong nghề, tiếp xúc với đa dạng khách hàng từ thượng lưu tới những gia chủ có kinh tế khá eo hẹp. Chúng tôi luôn hiểu rằng: Mỗi công trình ngoại thất không chỉ đơn giản là nơi để sinh sống, nơi chú nắng chắn mưa mà đối với nhiều người nhà còn là mong mỏi, là mục tiêu phấn đấu và có thể còn là tâm huyết cả một đời. Xây dựng một căn nhà nói chung, một ngôi biệt thự nói riêng, thực tế, chi phí không hề rẻ. Để hoàn thiện một công trình kiến trúc cần trải qua nhiều công đoạn và cho dù đã dự trù kinh phí và tính toán cẩn thận từ trước thì khả năng cao vẫn luôn phát sinh chi phí ngoài dự kiến. Chính vì thế Kita Việt luôn cố gắng rành mạch trong từng phân khúc công việc nhỏ nhất cho khách hàng để tiết kiệm tối đa những phát sinh không cần thiết cho gia chủ.
Tuy nhiên, việc nắm vững quy trình xây dựng vẫn là điều tối cần thiết, giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan cụ thể, theo dõi thi công và nắm vững được quyền lợi của chính mình một cách rõ ràng nhất.
Kita Việt xin giới thiệu quy trình tư vấn thiết kế và thi công cũng như báo giá từng hạng mục,… hy vọng đem lại cái nhìn tổng quan cũng như giúp gia chủ dự trù chi phí sát nhất với mình.
I. QUY TRÌNH TƯ VẤN THIẾT KẾ
Đơn vị tư vấn tiến hành nghiên cứu khu đất về diện tích, giới hạn khu đất, hướng gió, hướng nắng, đặc điểm phong thủy; lắng nghe mong muốn của gia chủ, cùng bàn bạc với gia chủ để nắm được nhu cầu, nguyện vọng, những lưu ý về căn nhà… Trên cơ sở này, các kiến trúc sư đưa ra phương án thiết kế tốt và phù hợp nhất, thiết lập bản vẽ căn nhà – lập hồ sơ thiết kế xây dựng. Cụ thể:
1. Tiếp nhận thông tin khách hàng:
– Khách hàng cung cấp thông tin, ý tưởng.
– Trao đổi sơ bộ về nội dung công việc, thỏa thuận đơn giá thiết kế, tiến độ làm việc.
– KTS trực tiếp xuống khảo sát thực tế hiện trạng, đo đạc và tư vấn sơ bộ về kiến trúc, công năng, chi phí dự trù…cho khách hàng.
2. Thống nhất nội dung công việc và kí hợp đồng nguyên tắc (HĐNT)
– Bàn bạc thống nhất toàn bộ nội dung, điều khoản hợp đồng 2 bên tiến hành kí hợp đồng nguyên tắc.
– 2 bên tiến hành kí hợp đồng nguyên tắc, khách hàng đặt cọc 5 triệu làm cơ sở hợp tác giữa 2 bên.
– Thời gian thực hiện công việc bắt đầu tính từ ngay sau khi kí hợp đồng nguyên tắc.
– KTS lên mặt bằng công năng và phối cảnh 3D dựa trên ý tưởng và nhu cầu khách hàng.
– Trao đổi, thống nhất và chốt phương án mặt bằng và phối cảnh 3D các góc với khách hàng.
Chú ý: Sau nhiều lần làm việc trao đổi mà không đi đến được thống nhất giữa KTS và khách hàng về mặt bằng công năng, và phối cảnh 3D, khách hàng không muốn làm việc tiếp Kita Việt sẽ hoàn lại đủ 5 triệu cọc ban đầu.
3. Ký kết hợp đồng thiết kế (HĐTK)
– Sau khi đã thống nhất mặt bằng công năng và phối cảnh 3D hai bên tiến hành ký kết hợp đồng thiết kế.
– Khách hàng tạm ứng cho Kita Việt 50% giá trị hợp đồng ngay sau khi HĐTK được ký kết.
– KTS tiến hành bổ chi tiết kỹ thuật thi công.
– Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công bao gồm những bản vẽ sau:
+ Bản vẽ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt và sơ đồ bố trí nội thất
+ Bản vẽ chi tiết kiến trúc: cửa, thang, ban công,…
+ Bản vẽ kết cấu, chi tiết kết cấu, thống kê thép,…
+ Bản vẽ điện – nước, chi tiết dây dẫn, bóng đèn, hệ thống cấp – thoát nước,…
+ Phối cảnh 3D công trình
4. Bàn giao hồ sơ & thanh lý hợp đồng
– Theo đúng thời gian thỏa thuận, Kita Việt sẽ bàn giao toàn bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công công trình cho khách hàng.
– Khách hàng thanh toán nốt 50% giá trị hợp đồng còn lại.
– 2 bên thanh lý hợp đồng.
II. QUY TRÌNH BÁO GIÁ THI CÔNG
Sau khi hoàn thiện bộ hồ sơ thiết kế, khách hàng có nhu cầu trọn gói thi công tại Kita Việt, chúng tôi sẽ tiến hành lập dự toán, báo giá và tư vấn sợ bộ thi công:
– Lập dự toán, tư vấn lựa chọn những vật liệu hoàn thiện đảm bảo theo chỉ định của bản hồ sơ thiết kế nội – ngoại thất mà vẫn linh động phù hợp theo mức chi phí đầu tư dự trù của khách hàng.
– Đưa ra những tư vấn hợp lý với vật liệu rẻ hơn nhưng vẫn tối ưu, đảm bảo kỹ thuật và thẩm mỹ công trình.
– Tư vấn giải pháp thi công (cụ thể theo từng công trình ở từng địa phương) để tiết kiệm chi phí nhân công cho chủ nhà.
– Tư vấn biện pháp thi công chống thấm, ngấm, nứt tường trần nhà….
III. QUY TRÌNH THI CÔNG PHẦN THÔ
1. Những thủ tục pháp lý phải làm trước thi công:
– Thực hiện giai đoạn chuẩn bị về thủ tục pháp lý xây dựng trọn gói bao gồm lập hồ sơ chuyển đổi vị trí đồng hồ điện, đồng hồ nước, thủ tục xin phép khởi công, thủ tục xin phép sử dụng lòng lề đường…
– Tư vấn phương án tháo dỡ công trình và giám sát quá trình tháo dỡ cho chủ đầu tư.
– Tháo dỡ hệ thống móng cũ, hút dọn hố ga, hầm phân, dọn dẹp làm sạch mặt bằng.
– Lắp hàng rào ngăn cách, biển báo hạn chế đối đa ảnh hưởng đến người dân xung quanh và đảm bảo an toàn trong suốt quá trình thi công công trình.
– Xin phép các hộ lân cận, lập biên bản xác nhận hiện trạng của các nhà lân cận, chụp lại ảnh. Nếu phát sinh thiệt hại do lỗi của đơn vị thi công xây dựng thì đơn vị thi công sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm.
– Thăm dò nền đất dưới móng, đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận, chốt phương án thi công phần móng.
– Dựa theo Bản cấp phép xây dựng, bản vẽ kĩ thuật thi công đã được phê duyệt, các giấy tờ pháp lý có liên quan đến mảnh đất để tiến hành định vị công trình một cách chính xác.
– Giám sát quá trình thi công móng, gia cố nền móng bằng phương pháp gia cố cọc. Kiểm kê và kí xác nhận khối lượng gia công móng thực tế để làm cơ sở cho chủ đầu tư thực hiện việc thanh toán tiền công cho đơn vị gia cố. Trong trường hợp ban đầu, khi chủ đầu tư không tìm được đơn vị thi công gia cố móng uy tín, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ chủ đầu tư lựa chọn mà không tính thêm bất cứ một chi phí phát sinh nào.
2. Thi công phần thô công trình:
- Giai đoạn triển khai phần móng và các công trình ngầm. Gồm:
– Điều động nhân lực và thiết bị cần thiết tiến hành đào đất hố móng, gia cố vách hố đào, đà kiềng, đà giằng, hố ga, bể ngầm, hầm phân, đào đất tầng hầm (nếu biệt thự có tầng hầm), hố thang máy (nếu biệt thự có thang máy).
– Đối với nhà thi công có móng cọc, tiến hành phá bỏ bê tông và vệ sinh đầu cọc.
– Đổ bê tông lót toàn bộ diện tích đáy móng, đáy đà giằng, đà kiềng, đáy hầm phân, hồ nước âm sàn, hố ga, hố thang máy (nếu có thang máy), đáy sàn tầng hầm (nếu có tầng hầm), bê tông lót sàn trệt.
– Thi công các hạng mục ngầm : bể tự hoại, bể chứa nước ngầm, hố ga theo đúng hồ sơ thiết kế kỹ thuật.
– Thi công cốt pha móng, đà giằng, đà kiềng trong trường hợp móng là móng băng. Xây gạch cháy tạo khuôn đài móng, đà giằng, đà kiềng trong trường hợp móng là móng cọc.
– Thi công cốt thép móng, đà giằng, đà kiềng, sàn trệt (dành cho nhà có đổ bê tông cốt thép sàn trệt) – Nghiệm thu thực tế với chủ đầu tư bằng biên bản trước khi tiến hành công tác đổ bê tông.
– Đổ bê tông và tưới nước bảo dưỡng bề mặt bê tông móng, bê tông sàn trệt, ngâm nước bảo dưỡng các bể ngầm – Nghiệm thu với chủ đầu tư bằng biên bản về giai đoạn thi công móng.
- Giai đoạn thi công thô phần thân và mái. Gồm:
– Thi công cốt thép cột, cốp pha cột, và bê tông cột tầng trệt (cam kết và để đại diện chủ đầu tư đến nghiệm thu trước phần gia công, lắp dựng cốt pha, cốt thép bằng biên bản trực tiếp tại hiện trường)
– Thi công xây tường tầng trệt bằng vữa mác 75, trộn theo tỉ lệ cấp phối ghi trên bao bì, qui đổi thành tỉ lệ cấp phối thực tế. Sử dụng máy trộn để trộn (Bảng cấp phối vữa được niêm yết tại cổng công trình)
– Thi công cốp pha, cốt thép, bê tông sàn lầu 1, tưới nước bảo dưỡng bê tông, tường xây. Trước mỗi phân đoạn đổ bê tông, Kita Việt sẽ tiền hành nghiệm thu với chủ đầu tư tại thực tế công trình theo bản vẽ kỹ thuật.
– Cung cấp nhân công và thiết bị che chắn tất cả các mặt công trình tiếp giáp với khu vực liền kề, tầm cao theo chiều cao thi công của công trình, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.
– Lặp lại quy trình trên cho các tầng cho đến khi hoàn chỉnh bê tông sàn mái.
– Điều động nhân công và vật tư Xây tường và Tô trát tường đúng tiêu chuẩn tất cả các tường bao che, tường ngăn phòng, hộp gen, lan can, bằng gạch ống và gạch đinh theo Hồ sơ thiết kế được duyệt. Tại các vị trí tường có lắp đặt ống kỹ thuật, tường tiếp xúc cột, dầm sàn, đầu lanh tô cửa, trước khi tiến hành trát tường đều sẽ được đóng lưới gia cố nhằm hạn chế rạn nứt tường.
– Điều động nhân công và vật tư thi công phần cốt pha, cốt thép, đổ bê tông bậc thang theo thiết kế kiến trúc.
– Thi công lắp đặt hệ thống ống luồn, hộp đấu nối, dây điện âm tường, dây điện âm trần, dây điện thoại, dây internet, cáp truyền hình âm tường theo đúng hồ sơ thiết kế.
– Thi công lắp đặt hệ thống cấp và thoát nước cho toàn bộ công trình theo hồ sơ thiết kế được duyệt.
– Thi công chống thấm toàn bộ sàn bê tông lộ thiên, sàn vệ sinh, hồ nước cho toàn bộ công trình theo tiêu chuẩn chống thấm của SiKa ban hành và căn cứ theo Hồ sơ thiết kế đã được duyệt.
– Điều động nhân công và vật tư thi công, lắp kính cường lực lan can hoặc kính cường lực lấy sáng cho giếng trời, cầu thang (nếu có)…
IV. HOÀN THIỆN NỘI VÀ NGOẠI THẤT NGÔI NHÀ
– Lát gạch nền các sàn nhà theo Hồ sơ thiết kế được duyệt.
– Ốp gạch tường nhà vệ sinh theo Hồ sơ thiết kế được duyệt.
– Ốp đá tự nhiên trang trí mặt tiền, tiểu cảnh, thông tầng.
– Bả matic tường, trần.
– Sơn nước tường, trần. Thông thường sẽ thực hiện tuần tự 1 lớp sơn lót cho tường trong và ngoài kèm 2 lớp sơn phủ. Nếu chủ đầu tư có yêu cầu đặc biệt sẽ tiến hành sơn theo yêu cầu.
– Lắp đặt thiết bị điện chiếu sáng, trang trí, đảm bảo vị trí lắp đặt theo đúng yêu cầu trong Hồ sơ thiết kế.
– Lắp đặt thiết bị vệ sinh, thiết bị nhà bếp, vòi nước các loại theo Hồ sơ thiết kế.
– Tiến hành thuê đội vệ sinh công nghiệp chuyên nghiệp với đầy đủ các trang thiết bị, máy móc vệ sinh cần thiết đến để làm vệ sinh toàn bộ căn nhà.
– Cùng với chủ đầu tư, tiến hành kí kết văn bản nghiệm thu và bàn giao nhà.
– Sau nghiệm thu và bàn giao, Kita Việt bắt đầu khởi động chương trình chăm sóc khách hàng.
V. BÁO GIÁ THIẾT KẾ NỘI + NGOẠI THẤT KITA VIỆT
Loại Nhà Ở | Kiến Trúc | Full: Kiến Trúc + Nội Thất | Theo Gói | Giám Sát |
Nhà Ống | 110k/m2 | 200k/m2 | 20 triệu vnđ | |
Nhà Vườn | 135k/m2 | 230k/m2 | 25-30 triệu vnđ | Miễn Phí |
Biệt Thự | 150k/m2 | 250k/m2 | Miễn Phí | |
Lâu Đài | 150k/m2 | 250k/m2 | Miễn Phí | |
Dinh Thự | 135k/m2 | 230k/m2 | Miễn Phí | |
Nội Thất | 150k/m2 |
VI. NỘI DUNG BỘ HỒ SƠ KỸ THUẬT THI CÔNG
1. Phần Thiết Kế Kiến Trúc Ngoại Thất
– Số lượng hồ sơ bao gồm: 02 bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công khổ giấy A3
– Nội dung mỗi bộ hồ sơ gồm các phần sau:
I |
NỘI DUNG HỒ SƠ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC |
||
1 |
Phối cảnh 3D mặt tiền góc nhìn chính, phụ |
Thể hiện hình ảnh mô phỏng công trình sau khi hoàn thiện ở các góc nhìn chính và các góc nhìn phục vụ cho công tác thi công |
|
2 |
Mặt bằng bố trí nội thất các tầng |
Thể hiện định hướng bố trí đồ đạc nội thất, trang thiết bị các phòng |
|
3 |
Mặt bằng kỹ thuật thi công các tầng. |
Thể hiện kích thước xây tường, cốt hoàn thiện; ghi chú thi công; ký hiệu kết nối thống nhất các bản vẽ |
|
4 |
Các mặt đứng kỹ thuật thi công |
Thể hiện kích thước thi công; ghi chú, chỉ định vật liệu trang trí mặt tiền |
|
5 |
Các mặt cắt kỹ thuật thi công. |
Cắt qua các không gian chính, các không gian phức tạp. Thể hiện các thông số cao độ thi công; các ghi chú chỉ định vật liệu cấu tạo các lớp sàn |
|
6 |
Mặt bằng lát sàn các tầng |
Kiểu cách ốp, lát; kích thước, màu sắc, chủng loại vật liệu |
|
7 |
Mặt bằng trần, đèn trang trí các tầng |
Cách thức trang trí trần và đèn các phòng; thể hiện kích thước thi công và định vị vị trí đèn trang trí |
|
8 |
Các bản vẽ chi tiết các phòng tắm, vệ sinh |
Cách thức ốp lát; kích thước, màu sắc và chủng loại vật liệu ốp lát; bố trí các thiết bị phòng tắm – vệ sinh |
|
9 |
Các bản vẽ chi tiết cầu thang |
Gồm mặt bằng thang các tầng, mặt cắt thang, chi tiết ốp lát bậc thang, chi tiết lan can – tay vịn |
|
10 |
Các bản vẽ chi tiết phòng thang máy (nếu có) |
Thể hiện kích thước và các thông số phòng thang máy (hố pit, cửa thang, phòng máy…) |
|
11 |
Các bản vẽ chi tiết hệ thống cổng, cửa, vách kính |
Gồm mặt đứng, mặt cắt chi tiết từng cửa; thể hiện kích thước phong thủy, kích thước chi tiết gia công lắp dựng; chi tiết nan sắt trang trí – bảo vệ; ghi chú các thông số kỹ thuật hoàn thiện |
|
12 |
Các bản vẽ chi tiết hệ thống ban công, sảnh |
Gồm các bản vẽ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt chi tiết từng ban công; chi tiết cấu tạo lan can – tay vịn; các chi tiết trang trí; thoát nước ban công… |
|
13 |
Các bản vẽ chi tiết trang trí mặt đứng |
Gồm các bản vẽ cấu tạo các chi tiết trang trí mặt tiền; ghi chú vật liệu sử dụng. |
|
14 |
Các bản vẽ chi tiết kiến trúc đặc thù từng công trình |
Gồm các bản vẽ chi tiết kích thước, ghi chú vật liệu sử dụng …. |
|
II |
NỘI DUNG HỒ SƠ THIẾT KẾ KẾT CẤU |
||
1 |
Thuyết minh kết cấu |
Các nguyên tắc, tiêu chuẩn chuyên ngành về kết cấu: cường độ vật liệu, mác betong, quy cách gia công cốt thép, các khoảng cách bảo vệ cốt thép… |
|
2 |
Mặt bằng kết cấu móng |
Thể hiện giải pháp móng lựa chọn, kích thước các cấu kiện cấu tạo móng; ký hiệu cấu kiện |
|
3 |
Mặt bằng, mặt cắt chi tiết cấu tạo móng |
Gồm các bản vẽ thể hiện cách thức bố trí thép, đường kích các loại thép của từng cấu kiện (đài móng – bè móng, dầm – giằng móng, giằng chân tường…) |
|
4 |
Mặt bằng định vị chân cột |
Định vị vị trí các cột, thể hiện cách thức bố trí thép chân cột, đường kính các loại thép |
|
5 |
Các bản vẽ chi tiết cấu tạo bể phốt, bể nước ngầm |
Mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt chi tiết các bể; bố trí thép |
|
6 |
Các bản vẽ thống kê thép móng, cổ cột, bể phốt, bể nước ngầm |
Thống kê cụ thể từng loại thép cho từng cấu kiện |
|
7 |
Các bản vẽ chi tiết cột, mặt bằng, mặt cắt các loại cột |
Mặt cắt dọc, mặt cắt ngang từng loại cột; thể hiện số lượng, đường kính cốt thép; cách thức bố trí |
|
8 |
Các bản vẽ thống kê thép cột |
Thống kê cụ thể từng loại thép cho từng cấu kiện |
|
9 |
Mặt bằng kết cấu các tầng |
Thể hiện hệ thống dầm chịu lực của các tầng; ký hiệu từng loại dầm; kích thước từng loại dầm; các vị trí âm sàn; cốt cao độ các sàn |
|
10 |
Các bản vẽ chi tiết từng cấu kiện dầm |
Mặt cắt dọc, mặt cắt ngang từng cấu kiện dầm; thể hiện số lượng, đường kính, cách thức bố trí từng loại thép. |
|
11 |
Mặt bằng bố trí thép sàn các tầng, mái (lớp dưới) |
Bố trí thép lớp dưới của các sàn các tầng; thể hiện đường kính, khoảng cách bố trí cốt thép |
|
12 |
Mặt bằng bố trí thép sàn các tầng, mái (lớp trên) |
Bố trí thép lớp trên của các sàn các tầng; thể hiện đường kính, khoảng cách bố trí cốt thép |
|
13 |
Các bản vẽ thống kê thép sàn các tầng |
Thống kê cụ thể từng loại thép cho từng sàn |
|
14 |
Các bản vẽ kết cấu cầu thang bộ, thang máy (nếu có) |
Thể hiện cách thức bố trí thép cho cầu thang; đường kính, số lượng, quy cách bố trí… |
|
15 |
Các bản vẽ kết cấu các phần sảnh, mái trang trí (nếu có) |
Thể hiện cấu tạo phần bê tông, phần xây; phần sắt thép cấu tạo từng cấu kiện |
|
16 |
Các bản vẽ kết cấu các cấu kiện đặc thù, lanh tô cửa, cổng |
Thể hiện cấu tạo các phần bê tông, phần xây; phần sắt thép cấu tạo từng cấu kiện |
|
III |
NỘI DUNG HỒ SƠ THIẾT KẾ ĐIỆN |
||
1 |
Mặt bằng cấp điện chiếu sáng các tầng |
Thể hiện cách thức đi dây, vị trí các loại đèn chiếu sáng, bố trí công tắc cho từng đèn |
|
2 |
Mặt bằng cấp điện động lực các tầng |
Thể hiện cách thức đi dây, vị trí các ổ cắm, điều hòa, bình nóng lạnh… |
|
3 |
Sơ đồ nguyên lý cấp điện toàn nhà |
||
4 |
Bảng tổng hợp vật tư thiết bị điện toàn nhà |
Thống kê số lượng, tiết diện dây dẫn, công suất thiết bị, loại vật tư thiết bị điện |
|
5 |
Mặt bằng cáp thông tin liên lạc các tầng (truyền hình, internet, điện thoại) |
Thể hiện cách thức đi dây, vị trí đầu đấu nối truyền hình, internet, điện thoại của từng tầng |
|
6 |
Sơ đồ nguyên lý hệ thống điện nhẹ |
||
7 |
Bảng tổng hợp vật tư cáp thông tin liên lạc toàn nhà |
Thống kê số lượng dây dẫn, thiết bị, loại vật tư thiết bị thông tin liên lạc |
|
8 |
Mặt bằng camera điều khiển, báo cháy, báo động…(nếu có) |
Thể hiện ví trí bố trí, cách thức đi dây đấu nối các thiết bị |
|
9 |
Các bản vẽ chi tiết hệ thống chống sét, thống kê vật tư |
Thể hiện vị trí định vị kim thu sét, hệ thống dây truyền dẫn thép, hệ thống cọc tiếp địa… |
|
10 |
Mặt bằng cấp điện ngoài nhà (sân, cổng, tường rào…) |
Thể hiện chi tiết điện chiếu sáng cho sân vườn, cổng, tường rào. |
|
III |
NỘI DUNG HỒ SƠ THIẾT KẾ CẤP THOÁT NƯỚC |
||
1 |
Mặt bằng cấp nước sinh hoạt các tầng |
Thể hiện đường cấp nước từ bể cấp nước tới các khu vực sử dụng nước; chủng loại, tiết diện đường ống dẫn nước |
|
2 |
Mặt bằng thoát nước các tầng, mái |
Thể hiện đường thoát nước từ mái, ban công, các phòng tắm, vệ sinh, nhà bếp…; chủng loại, tiết diện đường ống thoát nước… |
|
3 |
Các bản vẽ chi tiết cấp thoát nước khu vực tắm, vệ sinh… |
Thể hiện chi tiết đường cấp – thoát nước cho từng phòng tắm, vệ sinh; đường kính đường ống, độ dốc tiêu chuẩn, vị trí đấu nối… |
|
4 |
Sơ đồ không gian cấp thoát nước khu vực tắm, vệ sinh… |
Thể hiện sơ đồ nguyên tắc cấp thoát nước của từng phòng tắm, vệ sinh kết nối với hệ thống cấp thoát chung của toàn nhà |
|
5 |
Các bản vẽ chi tiết cấu tạo, đấu nối các thiết bị cấp thoát nước |
Thể hiện chi tiết lắp ráp, đấu nối các thiết bị cấp thoát nước |
|
6 |
Các bản vẽ thống kê vật tư cấp thoát nước |
Thống kê số lượng, đường kính đường ống, các loại vật tư thiết bị cấp thoát nước |
2. Phần Thiết Kế Nội Thất Công Trình
I |
NỘI DUNG HỒ SƠ THIẾT KẾ KHÔNG GIAN NỘI THẤT |
|
1 |
Phối cảnh 3D nội thất từng phòng, từng không gian |
Thể hiện hình ảnh mô phỏng các phòng sau khi hoàn thiện nội thất. Mỗi phòng có từ 2 góc nhìn trở lên |
2 |
Mặt bằng kỹ thuật thi công nội thất các tầng |
Thể hiện kích thước định vị các yếu tố trang trí, định vị các đồ đạc nội thất, thiết bị, ghi chú ký hiệu các vật dụng |
3 |
Mặt bằng lát sàn các tầng |
Kiểu cách ốp, lát; kích thước, màu sắc, chủng loại vật liệu |
4 |
Mặt bằng trần, đèn trang trí các tầng |
Cách thức trang trí trần và đèn các phòng; thể hiện kích thước thi công và định vị vị trí đèn trang trí |
5 |
Các mặt cắt kỹ thuật thi công nội thất |
Thể hiện chi tiết các diện trang trí, kích thước thi công; ghi chú, chỉ định vật liệu trang trí nội thất |
6 |
Các bản vẽ chi tiết các phòng tắm, vệ sinh (nếu có) |
Cách thức ốp lát; kích thước, màu sắc và chủng loại vật liệu ốp lát; bố trí các thiết bị phòng tắm – vệ sinh |
7 |
Các bản vẽ chi tiết cầu thang (nếu có) |
Gồm mặt bằng thang các tầng, mặt cắt thang, chi tiết ốp lát bậc thang, chi tiết lan can – tay vịn |
8 |
Các bản vẽ chi tiết hệ thống cửa, vách kính, nan sắt trang trí, rèm…(nếu có) |
Gồm mặt đứng, mặt cắt chi tiết từng cửa; thể hiện kích thước phong thủy, kích thước chi tiết gia công lắp dựng; chi tiết nan sắt trang trí – bảo vệ; ghi chú các thông số kỹ thuật hoàn thiện |
9 |
Bản vẽ chi tiết cấu tạo các đồ đạc nội thất |
Bổ kỹ thuật thi công các đồ đạc nội thất (Bản, ghế, giường, tủ, vật dụng trang trí…hoặc lựa chọn kiểu cách đối với các vật dụng thiết bị mua sẵn) |
II |
NỘI DUNG HỒ SƠ THIẾT KẾ ĐIỆN NỘI THẤT |
|
1 |
Mặt bằng cấp điện chiếu sáng các tầng |
Thể hiện cách thức đi dây, vị trí các loại đèn chiếu sáng, bố trí công tắc cho từng đèn |
2 |
Mặt bằng cấp điện động lực các tầng |
Thể hiện cách thức đi dây, vị trí các ổ cắm, điều hòa, bình nóng lạnh… |
3 |
Bảng tổng hợp vật tư thiết bị điện nội thất |
Thống kê số lượng, tiết diện dây dẫn, công suất thiết bị, loại vật tư thiết bị điện |
4 |
Mặt bằng cáp thông tin liên lạc các tầng (truyền hình, internet, điện thoại) |
Thể hiện cách thức đi dây, vị trí đầu đấu nối truyền hình, internet, điện thoại của từng tầng |
5 |
Bảng tổng hợp vật tư cáp thông tin liên lạc toàn nhà |
Thống kê số lượng dây dẫn, thiết bị, loại vật tư thiết bị thông tin liên lạc |
6 |
Mặt bằng camera điều khiển, báo cháy, báo động…(nếu có) |
Thể hiện ví trí bố trí, cách thức đi dây đấu nối các thiết bị |
Kita Việt với đội ngũ KTS giàu kinh nghiệm, đam mê sáng tạo, chúng tôi luôn đảm bảo chất lượng hồ sơ tốt nhất với mức chi phí phát sinh nhỏ nhất, tiết kiệm tối đa chi phí xây dựng cho gia chủ. Hãy cùng Kita Việt tạo nên những công trình độc đáo, đậm nét cá tính từng gia chủ, góp phần phát triển cảnh quan đô thị Việt Nam.