So sánh: Ưu – Nhược Điểm & Chi phí mái dốc bê tông cốt thép và vì kèo lợp ngói

Mái nhà là bộ phận rất quan trọng nên đã có nhiều khách hàng khi thiết kế những mẫu biệt thự đẹp đã nhờ chúng tôi tư vấn về các loại mái, trong đó vấn đề được đề cập nhiều nhất là giá cả khi làm mái dốc bê tông cốt thép và mái vì kèo có sự khác biệt như thế nào. Bên cạnh đó chúng tôi trong quá trình thiết kế cũng đã chủ động tư vấn cho các chủ đầu tư về những ưu điểm cũng như hạn chế của hai loại kết cấu mái này.

Để thoát nước dễ dàng và mang lại tính thẩm mĩ cao cho ngôi nhà, mái nhà cần phải có độ dốc nhất định. Độ dốc lớn hay nhỏ phụ thuộc vào vật liệu cấu tạo mái, hình thức kiến trúc, hình thức kết cấu, hình thức cấu tạo, khí hậu và phong tục tập quán, cũng như giá thành xây dựng. Cả mái dốc bê tông cốt thép và mái dốc vì kèo thép hộp đều có những ưu điểm, hạn chế và cấu tạo riêng và vấn đề giá cả dường như luôn được quan tâm hàng đầu, vậy sự khác biệt đó như thế nào, với kinh nghiệm thiết kế, thi công dày dặn, kiến trúc Kita Việt sẽ đưa ra những gợi ý chính xác nhất với giá cả thị trường hiện nay.

1. Tìm hiểu cấu tạo và các biện pháp thi công mái dốc bê tông cốt thép lợp ngói

Hiện nay chúng ta thấy có 2 trường hợp có thể sử dụng biện pháp thi công mái dốc bê tông cốt thép được thi công phổ biến đó là thi công bê tông dán ngói và thi công lớp li tô bắn ngói.

Có thể nói mỗi trường hợp lại có những ưu điểm và những tồn tại riêng cần khắc phục, vì thế chúng ta phải dựa vào những đặc điểm đó cùng những ưu thế về giá cả để lựa chọn giải pháp mái phù hợp.

Biện pháp thi công mái dốc bê tông cốt thép dán ngói

Mái dán bê tông là loại mái bê tông cốt thép toàn khối, được đổ dốc theo độ dốc của mái sau đó dán các loại tấm lợp giả ngói lên trên.

Biện pháp thi công mái dốc bê tông cốt thép dán ngói thường được sử dụng là ghép ván khuôn, đặt thép và đổ betong, sau cùng là dán ngói lên trên. Có thể thấy giải pháp mái ngói này ở hầu hết các công trình được thi công trong thời gian gần đây.

Cấu tạo của mái dán bê tông:

mai-doc-be-tong-cot-thep

Mái bê tông được áp dụng rộng rãi trong thi công xây dựng nhà dân dụng có cấu tạo gần giống cấu tạo sàn phẳng nhưng mái phải đảm bảo được yêu cầu về cách nhiệt, chống dột, chịu được mưa nắng

cau-tao-mai-doc-be-tong-cot-thep-dan-ngoi

Biện pháp thi công mái dốc bê tông cốt thép dán ngói thường được sử dụng là ghép ván khuôn, đặt thép và đổ betong, sau cùng là dán ngói lên trên. Có thể thấy giải pháp mái ngói này ở hầu hết các công trình được thi công trong thời gian gần đây.

Ưu điểm và nhược điểm của mái dốc bê tông lợp ngói

– Theo kết quả nghiên cứu, phần lớn chủ nhà lựa chọn mái bê tông do các ưu điểm sau:

+ Ngăn ngừa kẻ trộm đột nhập vào nhà theo đường từ trên mái xuống;

+ Tăng cường độ bền vững cho mái khi gặp gió bão;

+ Chống nóng;

+ Vì kết cấu mái dốc bê tông cốt thép có độ dày lớn nên có khả năng chống ồn tốt.

+ Chống thấm

+ Giữ cho khoảng áp mái sạch sẽ, không bị bụi bẩn trong không trung.

– Một số nhược điểm khi thi công mái dốc bê tông cốt thép dán ngói :

+ Mất nhiều công sức, thời gian thi công dài.

+ Biện pháp thi công bê tông mái dốc nguy hiểm (đặc biệt là khi trời mưa) ảnh hưởng sự trơn trượt và độ bám dính giữa hồ và bê tông chưa thực sự an toàn. Do đó công việc đỗ bê tông dán ngói đã hạn chế sử dụng do tính chất không thật sự đảm bảo sự bám dính giữa ngói và bê tông ( có sự co rút, giãn nở do thời tiết) và cũng như đảm bảm về độ an toàn trên cao ở những công trình nhà cao tầng như các mẫu nhà 3 tầng hiện đại, 4 tầng…

+ Hay bong tróc ngói nên đội thợ cần có kinh nghiệm đổ bê tông mái dốc

+ Những ngày trời nồm có thể nước sẽ thấm dột qua lớp bê tông xốp đó.

+ Khi thi công dán ngói thì yêu cầu bề mặt bê tông có độ phẳng cao, không được ghồ ghề, cần tỉ mỉ hơn.

Hiện nay đã có biện pháp thi công hạn chế được một số nhược điểm của mái dán bê tông đó là sử dụng lí tô rồi bắn ngói.

2. Biện pháp thi công mái dốc bê tông cốt thép sử dụng Li -tô và bắn ngói 

Cấu tạo mái dốc bê tông cốt thép với biện pháp dải li – tô và bắn ngói

– Kỹ thuật đổ bê tông mái dốc sử dụng li – tô này có thể hiểu là chúng ta không dán ngói trực tiếp vào bê tông mà dài một lớp li – tô lên trên rồi lợp ngói hoặc dải 2 lớp cầu phong và li – tô lên rồi lợp ngói.

cau-tao-mai-doc-be-tong-cot-thep-dan-ngoi

– Ưu điểm :

+ Tạo mặt phẳng mái rất tốt mà không tốn nhiều công sức, không cần làm nhẵn kỹ càng mặt phẳng bê tông

+ Tạo khe hở giữa ngói và bê tông thông thoáng

+ Mái dốc bê tông cốt thép sử dụng li tô sẽ dễ dàng thay đổi ngói vỡ

+ Lắp đặt an toàn về kết cấu cũng như bảo đảm an toàn cho thợ thi công trên mái

+ Bảo hành dài lâu

– Thêm một nhược điểm là kỹ thuật đổ bê tông mái nhà sử dụng li – tô tốn kém hơn khi sử dụng biện pháp mái đổ bê tông dán ngói trực tiếp lên mặt phẳng thi công vì phải lắp đặt thêm một lớp li – tô.

3. Cấu tạo và đặc điểm mái dốc vì kèo lợp ngói

Mẫu vì kèo thép 3 lớp sử dụng cho mái dốc lợp ngói

Cấu tạo:

Vì kèo thép mạ kẽm 2 lớp là một tổ hợp giữa các thanh thép được chế tạo thành một vì kèo liên kết bằng vít tự khoan cường độ cao. Được định vị vào dầm bê tông bằng pad liên kết, Buloong nở hay Buloong đạn với kích thước M100x120mm hoặc M120x150mm. Các vì kèo được liên kết với nhau bằng các thanh giằng bụng. Phần lợp ngói sẽ được bắt đòn tay (li tô) TS35.48 bằng vít tự khoan cường độ cao. Khoảng cách các thanh đòn tay tuân thủ theo các tiêu chuẩn ngói lợp (Khoảng 320mm – 370mm).

so-sanh-mai-vi-keo-va-mai-doc-be-tong-cot-thep

Đặc điểm:

– Mái ngói vì kèo thép nhẹ hơn 25 lần so với mái bê tông

– Thời gian thi công nhanh chóng, không gây nguy hiểm

– Cách thi công đơn giản hơn, dễ dàng di chuyển

– Chi phí vật liệu rẻ hơn nhiều so với mái dốc bê tông cốt thép. Chúng ta hoàn toàn có thể xây nhà 3 tầng với 600 triệu khi diện tổng diện tích khoảng 120m2 kiến trúc hiện đại và sử dụng vì kèo mái tôn.

– Tuổi thọ lâu dài và không cần nhiều nguyên liệu phụ nên có giá trị kinh tế cao.

– Tính thích ứng cao: thép luôn bền vững chất lượng bất chấp điều kiện nhiệt độ và thời tiết của môi trường. Không dễ bị sâu bọ phá hoại như chất liệu gỗ hay dễ nứt nẻ như bê tông cốt thép.

mai-ngoi-vi-keo-hay-mai-doc-be-tong-cot-thep

4. So sánh chi phí thi công mái bê tông cốt thép và mái dốc vì kèo lợp ngói

Giải quyết bài toán: Một ngôi nhà có diện tích 100m2. Thì chi phí thi công mái nhà bê tông dán ngói là bao nhiêu và chi phí thi công mái nhà sử dụng lớp li tô là bao nhiêu?

Bước 1: Đo lường để tính diện tích mái

Muốn tính chi phí mái dốc bê tông cốt thép thì trước hết cần tính được độ dốc mái và diện tích mái cần lợp:

tinh-do-doc-mai-doc-be-tong-cot-thep

Công thức tính độ dốc mái nhà

Về phương diện kiến trúc thường có yêu cầu độ dốc phù hợp với nội dung và hình thức kiến trúc. Về phương diện kinh tế mái có độ dốc càng nhỏ thì càng giảm được diện tích của mái lợp. Về phương diện thích ứng với khí hậu, nắng, gió, mưa thì mái có độ dốc đảm thoát nước nhanh, chống dột, chống thấm tốt.

Dù là mái dốc bê tông cốt thép hay mái dốc vì kèo thì độ dốc của mái nhà được xác định bằng tỷ lệ của chiều cao mái so với chiều rộng của mái, tính bằng %. Độ dốc mái nhà ký hiệu là i, i = tga = h/l (%), trong đó h là chiều cao mái nhà, l là chiều rộng mái nhà

cach-tinh-dien-tich-mai-doc-be-tong-cot-thep-1

Chú ý: Cách tính diện tích mái dốc này không áp dụng cho tất cả các trường hợp mái vì có nhiều loại kết cấu mái khác nhau.

Bước 2: Tính toán chi phí vật liệu và nhân công cho diện tích 100m2

Đối với trường hợp xây nhà 100m2, chúng ta có công thức tính khối bê tông như sau:

1m3 bê tông = 10m2 xây dựng, trong đó mái bê tông dày 10cm = 0,1m, như vậy 100m2 = 10 khối bê tông.

Trong quá trình thi công mái bê tông tồn tại hệ số hao hụt giãn nở, ta có hệ số hao hụt = 1,1m, như vậy 100m2 = 11 khối bê tông

Bảng thống kê vật tư và nhân công thi công mái dốc bê tông mái ngói cho 100m2

chi-phi-mai-doc-be-tong-cot-thep

Như vậy tổng chi phí là 79 triệu đồng/100m2 mái

Chú ý: Nếu sử dụng phương án dùng li tô để bắn ngói thì chi phí thi công trừ đi 5,2 triệu đồng theo như giá bảng thống kê trên.

Nếu là xây nhà trọn góic (chìa khóa trao tay): Chi phí đổ mái bê tông có thể tính bằng 100% sàn xây dựng hoặc 50% tùy theo đơn giá. Nếu đơn giá xây dựng là 6 triệu đồng/m2 thì chi phí của mái dốc bê tông cốt thép là 3 triệu đồng/m2.

Bảng chi phí vật tư và nhân công thi công mái dốc vì kèo lợp ngói cho diện tích 100m2

so-sanh-chi-phi-mai-doc-vi-keo-va-mai-doc-be-tong-cot-thep

Dựa vào 2 bảng trên chúng ta có thể kết luân rằng sự chênh lệch chi phí khi thi công hai kiểu kết cấu mái trên tương đối lớn, chi phí thi công mái dốc bê tông cốt thép lớn hơn 24 triệu đồng khi áp dụng với diện tích 100m2 mái.

Với bài toán được giải quyết triệt để dựa trên những kinh nghiệm thiết kế và thi công các công trình đa dạng trên cả nước, mặc dù không đúng tuyệt đối vì có sự chênh lệch về giá cả giữa các vùng miền trên cả nước, những điều chúng tôi muốn rút ra là sự chênh lệch về giá cả giữa thi công mái dốc bê tông cốt thép và mái dốc vì kèo lợp ngói, bên cạnh đó cung cấp những đặc điểm cơ bản về hai kiểu kết cấu mái phổ biến hiện nay để các bạn có thể chọn lựa đúng giải pháp cho ngôi nhà của mình. Nếu có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ trực tiếp với kiến trúc Kita Việt để được giải đáp chính xác nhất.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

Email: tuvankitaviet@gmail.com

Zalo: 0918.92.8833

Hotline: 0918.92.8833

Nhận thông báo
Nhận thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Xem dự toán công trình


Xin chào quý khách, theo yêu cầu của quý khách:

+ Loại nhà:

+ Mức độ hoàn thiện:

+ Diện tích: m2

+ Số tầng:

+ Vị trí xây dựng:

Chúng tôi xin phép gửi đơn giá khái tính: đến

Quý khách vui lòng liên hệ theo hotline 0918 928 833 để được tư vấn chi tiết và dự toán chính xác nhất. Hoặc gửi thông tin tại đây để chúng tôi được liên hệ lại. Trân trọng cám ơn.

Xem Hướng nhà

Tra Cứu

Xem tuổi xây dựng

Tra Cứu

Gửi yêu cầu tư vấn cho kita việt











    0918 928 833