Thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà ở dân dụng mới nhất 2023

Ngôi nhà là tài sản lớn nhất đối với mỗi người. Được ở trong một ngôi nhà hợp pháp, đúng quy định của pháp luật giúp cho chủ nhà luôn yên tâm làm ăn sinh sống và nhận được sự bảo hộ, giúp đỡ của pháp luật mỗi khi xảy ra tranh chấp, giúp giữ và bảo đảm quyền lợi cho chủ nhà.

Do đó, trước và trong khi xây nhà, rồi đến quá trình sử dụng, người chủ hãy luôn chú ý đảm bảo đầy đủ các giấy tờ hợp pháp cho căn nhà mình.

Trước khi khởi công bất kì công trình nào, ta cũng đều cần đến 1 loại giấy phép, đó là “giấy phép xây dựng”. Bài viết này sẽ giải thích sơ bộ Giấy phép xây dựng là gì và cung cấp một vài thông tin cơ bản về Thủ tục cấp phép xây dựng nhằm giúp người đọc dễ hình dung nhất.

thu-tuc-xin-giay-phep-xay-dung-nam-2020-kha-don-gian-neu-ban-chuan-bi-dung-va-du-cac-giay-to-ho-so-can-thiet

I,  Giấy phép xây dựng

Là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

Giấy phép xây dựng bao gồm các loại:

a) Xây dựng mới;

b) Sửa chữa, cải tạo;

c) Di dời công trình.

*** Giấy phép xây dựng là một công cụ để đảm bảo việc xây dựng tuân thủ đúng quy hoạch của vùng nơi ngôi nhà đó toạ lạc.

trong-mot-so-truong-hop-cong-trinh-cua-ban-se-duoc-mien-xin-giay-phep-xay-dung

II, Quy định về cấp phép xây dựng

Điều 62 luật xây dựng quy định, mọi công trình trước khi khởi công đều phải được cấp phép. Tuy nhiên cũng có trừ ra một số công trình không cần phải làm thủ tục này. Đó là:

a) Công trình bí mật nhà nước, công trình theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính và các công trình khác theo quy định của Chính phủ được miễn giấy phép xây dựng;

c) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

d) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kiến trúc các mặt ngoài, kết cấu chịu lực, công năng sử dụng và an toàn công trình;

e) Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa thuộc khu vực chưa có quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

thiet-ke-nha-vuon-dep

III, Trình tự xin cấp phép xây dựng

Cơ quan làm thủ tục cấp phép xây dựng

1, Chủ đầu tư nộp trực tiếp 1 bộ hồ sơ cho cơ quan cấp phép

2, Sau 10 ngày làm việc, cơ quan tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu giấy tờ còn thiếu, hay cần chỉnh sửa cơ quan sẽ yêu cầu chủ nhà hoàn thành, bổ sung thêm.

3. Nếu vẫn chưa đáp ứng thì tiếp tục yêu cầu chủ nhà hoàn thành hồ sơ. Nếu sau 02 lần mà hồ sơ vẫn chưa đúng điều kiện thì có thể xem xét việc không cấp giấy phép xây dựng

4, Thời gian nhận và trả giấy phép của cơ quan chức năng (Trích nghị định 64/2012/NĐ- CP)

a) Trường hợp cấp mới, bao gồm cả giấy phép xây dựng tạm, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời, thời gian không quá 20 ngày làm việc đối với công trình; 15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị; 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

b) Trường hợp cấp lại hoặc gia hạn giấy phép xây dựng: Không quá 10 ngày làm việc.

Trường hợp đến hạn, nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn theo quy định tại Điểm a, b Khoản này.

5, Chủ đầu tư căn cứ thời gian ghi trong giấy hẹn để đến nhận hồ sơ và nộp lệ phí, giấy phép xây dựng có hiệu lực 01 năm và có thể xin gia hạn 06 tháng.

6, Nếu quá thời hạn ghi trong giấy biên nhận mà cơ quan cấp giấy phép xây dựng không trả lời thì chủ đầu tư được phép xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định có trong hồ sơ đề nghị cấp phép.

IV. Cơ quan cấp phép xây dựng

– Tại Sở Xây dựng: đối với những công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp 1, công trình tôn giáo, di tích lịch sử, miếu đình, tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng, công trình trên các tuyến, trục đường chính thành phố do UBND thành phố qui định.

– Tại UBND quận, huyện: nhà ở riêng lẻ của người dân và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận, huyện.

– Ban quản lý đầu tư và xây dựng các khu đô thị mới, khu công nghiệp, chế xuất, khu công nghệ cao: tất cả trường hợp xây dựng mới, công trình xây dựng tạm, sửa chữa cải tạo mà theo qui định phải xin giấy phép xây dựng trên phạm vi ranh giới khu đô thị, chế xuất, công nghiệp đó.

– UBND xã: nhà ở riêng lẻ ở điểm khu dân cư nông thôn đã có qui hoạch xây dựng thuộc địa giới hành chính xã.

thiet-ke-biet-thu-mai-nhat-dep

V, Hồ sơ xin cấp phép xây dựng

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng gồm:

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu đối với từng trường hợp, từng loại công trình).

2. Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; giấy tờ về quyền sở hữu công trình, nhà ở, đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo; giấy ủy quyền, đối với trường hợp được chủ sở hữu công trình ủy quyền thực hiện sửa chữa, cải tạo; quyết định cho phép đầu tư xây dựng của cấp có thẩm quyền đối với công trình ngầm đô thị; quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

3. Hai bộ bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện và đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định. Mỗi bộ gồm:

a) Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất, mặt bằng ranh giới lô đất, bản vẽ bình đồ (đối với công trình theo tuyến), sơ đồ đấu nối với hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào của công trình (giao thông, thoát nước);

b) Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng, mặt cắt chủ yếu của công trình;

c) Bản vẽ mặt bằng móng, mặt cắt móng, các bản vẽ kết cấu chịu lực chính (móng, khung, tường, mái chịu lực);

d) Bản vẽ hệ thống PCCC đã được thẩm duyệt đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng chống cháy, nổ theo quy định của pháp luật về PCCC.

đ) Đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo thì phải có các bản vẽ về vị trí, hạng mục cần cải tạo, nếu có ảnh hưởng đến kết cấu công trình thì phải có báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng kết cấu cũ liên quan đến các hạng mục cải tạo và các biện pháp gia cố xác định đủ điều kiện để sửa chữa, cải tạo, kèm theo ảnh chụp hiện trạng công trình xin phép cải tạo và công trình lân cận.

4. Đối với trường hợp lắp đặt thiết bị hoặc kết cấu khác vào công trình đã xây dựng, nhưng không thuộc sở hữu của chủ đầu tư thì phải có bản sao có chứng thực Hợp đồng với chủ sở hữu công trình.

5. Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, ý kiến bằng văn bản về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

Trên đây là những gì cơ bản nhất mà tôi tổng hợp lại giúp người đọc hiểu và hình dung ra một phần của công việc làm thủ tục cấp phép xây dựng. Ngoài ra trong bộ luật còn rất nhiều những quy định khác nhau liên quan đến quy định cấp phép. Nếu có thể thì bạn đọc hãy tham khảo thêm toàn bộ thông tư Số: 15/2016/TT-BXD để có cái nhìn đầy đủ nhất. Xin cảm ơn.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

Email: tuvankitaviet@gmail.com

Zalo: 0918.92.8833

Hotline: 0918.92.8833

Nhận thông báo
Nhận thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Xem dự toán công trình


Xin chào quý khách, theo yêu cầu của quý khách:

+ Loại nhà:

+ Mức độ hoàn thiện:

+ Diện tích: m2

+ Số tầng:

+ Vị trí xây dựng:

Chúng tôi xin phép gửi đơn giá khái tính: đến

Quý khách vui lòng liên hệ theo hotline 0918 928 833 để được tư vấn chi tiết và dự toán chính xác nhất. Hoặc gửi thông tin tại đây để chúng tôi được liên hệ lại. Trân trọng cám ơn.

Xem Hướng nhà

Tra Cứu

Xem tuổi xây dựng

Tra Cứu

Gửi yêu cầu tư vấn cho kita việt











    0918 928 833