Tường gạch là một trong những chất liệu phổ biến trong lĩnh vực xây dựng. Tường gạch không thể thiếu trong các công trình phổ biến như nhà ở, các công trình công cộng. Vậy tiêu chuẩn xây tường như thế nào hợp lý, đảm bảo chất lượng, hiệu quả cũng như đúng kỹ thuật. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những tiêu chuẩn cần thiết nhất để bạn nắm được khi bắt tay vào thi công.
1. Đặc điểm viên gạch và tiêu chuẩn xây tường gạch
Trên thực tế có rất nhiều kích thước của viên gạch. Tuy nhiên để có tiêu chuẩn xây tường gạch phù hợp cần có kích thước tiêu chuẩn của từng viên gạch.
Đặc điểm viên gạch
Gạch dùng để xây dựng có rất nhiều loại. Có gạch chỉ thông tâm, gạch chỉ thủ công đặc, gạch chỉ máy đặc, gạch ba-banh hay còn gọi là xỉ than, gạch đất ong, gạch 4 lỗ và 6 lỗ đất nung. Tùy vào từng nhu cầu sử dụng để lựa chọn gạch phù hợp với công trình của bạn.
Tiêu chuẩn xây tường gạch và cấu tạo của một viên gạch tiêu chuẩn của Việt Nam như sau:
+ Kích thước: 220 x 105 x 55mm
+ Nặng: 2,5 – 3 kg/viên
+ Cường độ chịu lực ép (Mac) của viên gạch máy R = 75 – 200kg/cm2
+ Cường độ chịu lực ép của gạch thủ công: R = 35 – 75kg/cm2
Chiều dài gạch tiêu chuẩn bằng 2 lần chiều rộng của viên gạch cộng thêm mạch vữa 10mm. Khi xây dựng có thể quay dọc hoặc đặt ngang viên gạch để ăn khớp với nhau.
Với vữa xây, vữa là vật liệu dùng để kết dính các viên gạch thành một khối. Chiều rộng vữa của tường xây gạch là 10 – 12mm.
Bạn có thể tham khảo kích thước cũng như dung trọng của các loại gạch dùng để xây tường thông dụng hiện nay.
Tiêu chuẩn xây tường gạch trong nhà ở
Hiện nay, tiêu chuẩn xây dựng tường gạch phổ biến và thông dụng sẽ được áp dụng theo kích thước sau:
+ Tường đơn hay còn gọi là tường một gạch, yêu cầu độ dày 105mm gồm cả lớp vữa trát 2 bên là 130 – 140mm. Tường hay còn gọi là tường 10 hay tường con kiến.
+ Tường 2 gạch có độ dày khoảng 220mm, bao gồm cả vữa trát là 25cm. Tường này còn có tên gọi khác là tường 22 hay tường đôi.
+ Tường 3 gạch có độ dày tầm 335mm bao gồm cả vữa trát là 37cm. Tường này còn gọi là tường 33, thường dùng để xây nhà cao hơn 3 tầng hoặc xây tường móng.
+ Tường 4 gạch có độ dày 45mm bao gồm cả vữa là 48cm.
+ Chiều cao của tường phải đảm bảo độ cứng, độ ổn định dưới tác dụng của tải trọng đứng và tải trọng ngang để công trình có thể chịu lực và không bị đổ, không bị nứt hay biến dạng trong quá trình sử dụng.
+ Với mác vữa 75, 50 thì tỉ lệ cao/dày (H/d) chỉ nên <= 20
+ Với mác 25 thì tỉ lệ cao/dày (H/d) chỉ nên <= 13
Trong quá trình xây tường gạch, lưu ý chiều dài của tường tốt nhất nên bằng bội số chiều dài của viên gạch cộng thêm chiều dày mạch vữa 1 ÷ 1,2cm để giảm được số lượng chặt gạch và đảm bảo phát huy được tối ưu và giúp cho công trình của bạn kiên cố và vững chãi hơn.
Tiêu chuẩn của 1m2 tường gạch thông thường
Bạn đang băn khoăn không biết tiêu chuẩn của 1m2 tường gạch sẽ như thế nào. Tùy vào tường bao nhiêu sẽ có tiêu chuẩn khác nhau.
Với tường 10 (không bao gồm trát)
Số lượng gạch: Tùy từng loại gạch mà có thể dao động từ 55 viên – 70 viên.
Cát: 0,02-0,05 m3
Xi măng để xây: 5kg
Với tường 20 (không bao gồm trát)
Số lượng gạch: Dao động 110 – 170 viên tùy loại gạch
Cát: Khoảng 0,04-0,08m3
Xi măng xây: Khoảng 10kg
Với tường 10, các bạn sẽ cần khoảng 12kg xi măng để trát và gấp đôi nếu là tường đôi, cứ thế nhân lên sẽ biết được khối lượng nguyên vật liệu để xây dựng.
2. Tiêu chuẩn khi thi công xây tường
Trong xây dựng, khi bắt tay vào thiết kế nhà hay thi công bất kỳ hạng mục nào, bạn cũng cần nắm được những tiêu chuẩn riêng. Những tiêu chuẩn này đảm bảo kỹ thuật, hiệu quả cũng như chất lượng cho công trình.
Đầu tiên sẽ liên quan đến gạch dùng để xây tường. Tiêu chuẩn tường gạch sẽ là gạch xây từng hàng phải phẳng mặt, vuông góc với phương của lực tác dụng vào khối xây hoặc góc nghiêng của lực tác dụng vào khối xây, phương vuông góc với khối xây phải <= 170 vì khối xây chịu nén là chính.
Thứ hai đó là xây khôngđược trùng mạch do đó các mạch vữa đúng của lớp xây tiếp giáp không được trùng mà phải lệch nhau ít nhất 1/4 chiều dài viên gạch cả về phương ngang cũng như phương dọc.
Thứ ba đó là mạch vữa xây dựng phương ngang và phương dọc trong một lớp xây phải vuông góc với nhau. Bạn không được phép xây các viên gạch vỡ hình thang hay hình tam giác ở góc khối xây.
Thứ tư: Xây tường gạch phải được thực hiện sau hệ khung bê tông cốt thép đã được hình thành hay toàn bộ cốt pha sàn, dầm, hệ giằng chống đã được tháo dỡ. Khi đó mới bắt đầu công việc xây ở tầng dưới và lên các tầng trên.
Thứ năm: Đội ngũ công nhân phải lành nghề, chia thành tổ và phân công theo từng giai đoạn thi công. Bên cạnh đó phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa thợ chính và thợ phụ, đảm bảo công việc được thực hiện liên tục và không bị ngắt quãng.
Thứ sáu: Chú ý về mặt vữa dao động từ 8 tới 12 mm, mạch vữa nằm ngang phải dày hơn mạch vữa dọc và bảo đảm mạch no vữa và được xây theo phương ngang và phương dọc trong một lớp xây phải vuông góc với nhau, không được phép xây các viên gạch vỡ hình thang, hình tam giác ở góc khối xây. Việc này sẽ giúp điều chỉnh tăng vữa ở phía vữa thấp nếu tường không ngang phẳng.
Thứ bảy: Ở vị trí tiếp giáp giữa tường và dầm thì phải xây xiên hoặc xây bằng gạch đinh đồng thời các lỗ trống phải miết hồ thật kỹ để tránh trường hợp nứt ở mép tiếp giáp của tường với dạ đà.
Thứ tám: Một tiêu chuẩn thi công xây tường cơ bản không thể không nhắc đến là việc không được trùng mạch, các mạch vữa đứng của lớp xây tiếp giáp không được trùng mà phải lệch nhau ít nhất ¼ chiều dài viên gạch cả về phương ngang cũng như phương dọc.
Thứ chín: Trường hợp xây tiếp lên tường cũ bạn phải tiến hành vệ sinh tưới nước tường cũ trước khi xây để bảo đảm tính liên kết giữa các gạch với nhau. Sau khi khối xây vừa xong bạn nên hạn chế các lực va chạm để khối xây đạt được cường độ từ từ.
Thứ mười: Khi xây chú ý chừa những lỗ trống trên tường để lắp dựng cửa, lam gió, đường điện, ống nước để không phải đục tường.
3. Các bước xây tường gạch đúng kỹ thuật
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, mặt bằng
Bước đầu tiên rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng công trình của bạn. Vì vậy bạn cần vệ sinh làm sạch mặt bằng cần xây dựng.
Tiếp đến chuẩn bị vật liệu như gạch, vữa xây. Các dụng cụ chứa vữa xây như hộc gỗ hoặc hộc tôn.
Khi thực hiện tiêu chuẩn xây tường đúng kỹ thuật cần chuẩn bị hộc 0.1m3 để đong vật liệu (kích thước 50x50x40cm). Đồng thời chuẩn bị chỗ trộn vữa xây ướt và nguồn nước để bắt đầu thi công.
Bước 2: Phương pháp trộn vữa
Vữa sẽ gồm cát và xi măng, đong theo khối lượng hoặc cấp phối để tính được Ban quản lý công trình đồng ý và giám sát.
Tiếp đó sử dụng máy trộn vữa loại B 251 trộn khô theo tỉ lệ sau đó mới chuyển đến vị trí xây rồi mới trộn nước để tiến hành xây dựng.
Bước 3: Tiến hành thi công xây tường đúng tiêu chuẩn
Đầu tiên làm sạch bề mặt, sau đó lấy mốc và trải lớp vữa dày 15 – 20mm, miết mạch đứng dày 5 – 10mm.
Bạn xây một lớp để kiểm tra tim cốt, trải vữa liên tục để xây hàng kế tiếp cho đến cốt lanh tô thì dừng lại để chờ lắp lanh tô. Tiếp đến xây tường phía trên lanh tô và tiến hành cắt kích thước gạch cho phù hợp với gối xây.
Tiến hành xây từ dưới lên trên, tường chính xây trước, tường phụ xây sau. Nếu gạch khô phải tiến hành tưới nước để đảm bảo gạch không hút nước của vữa, như vậy sẽ tạo liên kết tốt trong xây dựng. Để đảm bảo cho tường thẳng và phẳng, bạn nên sử dụng giăng dây nhợ và thường xuyên thả quả dọi.
Khi thực hiện những tiêu chuẩn xây tường gạch, mạch vữa dao động từ 8 – 12mm, mạch vữa phải nằm ngang phải dày hơn mạch vữa dọc, bảo đảm mạch no vữa. Điều chỉnh tăng vữa ở phía vữa thấp nếu tường không ngang phẳng. Có 1 số cách xây là 3 dọc 1 ngang, 5 dọc 1 ngang, hay 1 dọc 1 ngang…
Đến vị trí tiếp giáp giữa tường và dầm phải tiến hành xây xiên, xây bằng gạch đinh và kết hợp miết hồ các lỗ trống để tránh tình trạng tường bị nứt về sau.
Ở vị trí tiếp giáp giữa tường với mặt trên của đà, bạn nên xử lý một lớp hồ dầu khoảng 1cm và xây khoảng 03 hàng gạch đinh để chống nứt.
Khi xây xong tường nên hạn chế các lực va chạm để tường khô và chịu được lực tối đa.
Trên đây là những chia sẻ liên quan đến tiêu chuẩn xây tường gạch chuẩn, đảm bảo chất lượng, độ bền của công trình giúp bạn kiểm soát quá trình thi công, nghiệm thu diễn ra thuận lợi hơn. Quý bạn đọc có thể liên hệ tới các công ty xây dựng uy tín như Kita Việt để được đội ngũ kiến trúc sư tư vấn cụ thể và chính xác nhất với từng công trình.