Tư vấn chuyên gia: Chiều cao trần nhà bao nhiêu là hợp lý?

Sau khi hình dung mặt bằng và quy hoạch nhà, các gia chủ thường xem xét đến chiều cao trần nhà. Yếu tố này càng trở nên quan trọng đối với những ngôi nhà có không gian hạn chế. Do đó, việc tính toán chiều cao của ngôi nhà hiện nay là rất quan trọng. Vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của các thành viên ở đó cũng như khía cạnh phong thủy của ngôi nhà. Trong bài viết này Kita Việt sẽ giải đáp thắc mắc “Thiết kế xây dựng trần nhà bao nhiêu là hợp lý” để bạn có thể tham khảo.

1. Để tạo độ thông thoáng nên xây trần nhà cao có đúng không?

Theo các chuyên gia kiến ​​trúc Việt Nam, quan niệm thiết kế trần nhà càng cao càng thoáng không phải lúc nào cũng đúng. Bởi vì độ thông thoáng của ngôi nhà không chỉ được xác định bởi độ cao của mỗi tầng, mà còn bởi khả năng tạo ra dòng đối lưu của ngôi nhà.

Nhà của bạn sẽ có đủ hệ thống thông gió nếu bạn có thể xây cửa sổ trên các bức tường đối diện hoặc tổ chức các khe thông gió để dễ dàng lưu thông theo phương thẳng đứng. Còn việc tăng độ cao từng tầng lên thì ta chỉ nhận được điểm nhấn về mặt thị giác mà thôi.

 noi-that-biet-thu-dep

2. Chiều cao trần nhà càng lớn thì chi phí càng tăng?

Hơn nữa, việc nâng độ cao trần nhà của mỗi tầng có tác động đến chi phí xây dựng. Các cột cao hơn, tất nhiên, cần nhiều thép và bê tông hơn, cũng như các bức tường gạch cao hơn. Ngược lại, những người muốn phòng rộng rãi sẽ yêu cầu công suất cao và thời gian làm mát lâu hơn khi sử dụng máy điều hòa. Chiều cao của một ngôi nhà lớn đồng nghĩa với việc cầu thang sẽ cao hơn, dốc hơn và khó di chuyển hơn.

Nên thiết kế chiều cao trần nhà bao nhiêu? Nói chung, không nên vượt quá chiều cao trần của căn phòng. Chiều cao phòng tối ưu là từ 2,7 đến 3 mét, và miễn là kiến ​​trúc sư chú ý đến hệ thống thông gió. Trần của tầng một thường cao từ 3,6 đến 3,8 mét. Các cấp cao hơn có độ cao thấp hơn. Tầng trên nên có chiều cao vừa phải khoảng 3 mét. Sự tận dụng, tiết kiệm và logic luôn phải đặt lên hàng đầu trong xây dựng trần nhà.

thiet-ke-noi-that-hien-dai-dep

3. Các yếu tố thực tế cần xét đến khi tính chiều cao trần nhà

Trần nhà nên cao bao nhiêu là vừa, là đẹp nhất? Không đơn thuần chỉ dựa trên một công thức để tính toán đơn thuần. Ngược lại, khi tính toán trần nhà chung cư cao bao nhiêu? Trần nhà cấp 4 cao bao nhiêu? hay trần nhà thạch cao cao bao nhiêu là đẹp? sẽ cần phải dựa vào các yếu tố thực tế cần xét đến như sau:

Dựa trên quy định pháp luật

Không chỉ ở tại Việt Nam mà gần như bất kì một quốc gia nào đều sẽ có những quy định pháp luật riêng trong việc thi công xây dựng các công trình nhà ở, dân sinh,… khác nhau. Trong đó, quy định luôn luôn nêu ra rất rõ các quy chuẩn về chiều cao nhà, chiều cao trần nhà đối với từng công trình cụ thể như sau:

+ Độ cao tối đa sàn 3m: Tính từ mặt sàn này lên mặt sàn mái.

+ Độ cao tối đa sàn 3,4m: Tính từ mặt sàn dưới lên mặt sàn trên, từ tầng 2 trở lên.

+ Độ cao tối đa sàn 3,5m: Tính từ cao độ của vỉa hè lên đáy ban công.

+ Độ cao tối đa sàn 3,8m: Tính khi đường có lộ giới dưới 3,5m, khi đó độ cao tối đa sàn từ tầng 1 lên sàn dưới tầng 2 là 3,8m, không được thiết kế xây dựng tầng lửng.

+ Độ cao tối đa sàn 5,8m: Đường có lộ giới trong khoảng từ 3,5m đến dưới 20m, sẽ được phép thiết kế xây dựng tầng lửng. Độ cao tối đa từ sàn tầng 1 lên sàn dưới tầng 2 là 5,8m.

+ Độ cao tối đa sàn 7m: Đường có lộ giới từ 20m trở lên, được thiết kế xây dựng tầng lửng với độ cao từ sàn tầng 1 lên sàn dưới tầng 2 là 7m.

biet-thu-tan-co-2-tang

Dựa trên kiến trúc xây dựng

Kiến trúc xây dựng cũng là yếu tố thực tế ảnh hưởng đến chiều cao trần nhà rất nhiều. Điển hình như kiến trúc nhà cấp 4, nếu như các bạn thắc mắc không trần nhà cấp 4 cao bao nhiêu? thì thông thường sẽ thấp hơn so với các kiến trúc khác. Vì nhà cấp 4 thường nhỏ, nếu trần nhà quá cao sẽ tạo cảm giác quá trống trải, lạnh lẽo không sự ấm cúng cần thiết.

Dựa trên chiều cao tổng của nhà

Ngoài chiều cao trần nhà thì chiều cao tổng của nhà cũng được quy định rất rõ ràng, như vậy đây là hai yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đối với các kiểu kiến trúc chung cư và nhà cấp 4 tuy rằng điều này sẽ không ảnh hưởng quá nhiều. Nhưng với kiến trúc nhà cao tầng thì cần phải có sự tính toán rõ ràng ở chiều cao trần nhà khi phân chia ra từng tầng một.

Vậy trần nhà cao bao nhiêu là vừa, là đẹp nhất?
Quay trở lại với câu hỏi chính mà chúng ta đã đề cập đến trong bài viết ngày hôm nay. Ngay cả khi chúng ta xác định được những yếu tố thực tế như trên thì không dễ dàng tính toán ra con số cụ thể nhất. Nếu chiều cao nhà được tính từ mặt nền của tầng một cho đến đỉnh mái nhà thì chiều cao trần nhà có thể được hiểu là khoảng cách giữa hai sàn nhà nối tiếp nhau đối với các kiến trúc nhà tầng. Còn nhà cấp 4 và nhà chung cư gần như mặc định không chênh với chiều cao tổng của nhà là bao nhiêu.

4. Vậy trần nhà cao bao nhiêu là vừa, là đẹp nhất?

Theo sự tư vấn của các chuyên gia và các kiến trúc sư thì chiều cao trần nhà đối với kiến trúc nhà ở của người Á Đông sẽ được quy định dựa trên từng không gian chức năng cụ thể. Điều này sẽ tương ứng với tất cả các kiểu kiến trúc, không có sự phân biệt như sau:

+ Đối với phòng khách: Đây là không gian chức năng quan trọng nhất trong tổng thể kiến trúc xây dựng nhà ở, nên chiều cao trần nhà lý tưởng nhất sẽ giao động trong khoảng 3,6m – 5m.

+ Đối với phòng ngủ, phòng bếp: Đây là những không gian chức năng mang tính chất riêng tư, cần sự ấm cúng nên chiều cao trần nhà đạt chuẩn sẽ là 3m – 3,3m.

+ Đối với phòng thờ: Đây là không gian mang tính chất thiêng liêng, thể hiệu lòng hiếu thảo, đạo lý uống nước nhớ nguồn nên chiều cao trần nhà sẽ không được thấp hơn các không gian khác.

+ Đối với nhà vệ sinh hoặc các không gian chức năng phụ khác: Đây được xếp vào không gian chức năng phụ, nên không chỉ chiều cao mà chiều rộng cũng không cần quá lớn. Theo đó, chiều cao phổ biến tốt thiểu là 1,4m còn đâu lớn nhất sẽ giao động trong khoảng trần nhà cao 2m5, trần nhà cao 2m6 hoặc trần nhà cao 2m7 những khoảng cách không hề quá lớn chút nào. Nhưng vẫn đảm bảo về chức năng sử dụng tốt nhất cho mọi người.

Ngoài ra, bạn cũng có thể xác định chiều cao trần nhà theo điều kiện thời tiết địa phương. Nếu gia đình bạn ở miền Bắc, phải chịu mùa hè nóng, mùa đông lạnh thì nên thiết kế trần nhà có chiều cao vừa phải từ 3 – 3,6m. Còn đối với các tỉnh phía Nam nên cần phải thiết kế trần nhà cao từ 3.6m – 4.5m để mát mẻ và tránh ẩm mốc.

noi-that-biet-thu-lau-dai-dep

5. Cách tính chiều cao nhà, chiều cao trần nhà theo phong thủy

Trong văn hóa phương Đông, việc tính toán chiều cao nhà, chiều cao trần nhà bên cạnh những nguyên tắc khoa học, quy định phát luật còn dựa trên cả những kiến trúc về phong thủy. Theo các chuyên gia phong thủy, chiều cao nhà hay chiều cao trần nhà cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến việc thu hút, đón vận khí tốt hay không tốt đến cho gia đình. Nên ngoài những thông tin đã được đề cập đến ở phần trên chúng tôi còn có cách tính chiều cao nhà, chiều cao trần nhà theo phong thủy rất hữu ích.

Theo đó, khi tính chiều cao nhà, chiều cao trần nhà theo phong thủy chủ yếu phương pháp được áp dụng hiện nay là thước Lỗ Ban. Chiều cao nhà theo thước lỗ ban tính theo số bậc cầu thang thường lấy các trị số đẹp vô chữ “Sinh” trong quan niệm “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” như: 13 bậc, 17 bậc, 21 bậc, 25 bậc. Nếu xây nhà từ 2 tầng trở lên thì chiều cao nhà theo thước Lỗ Ban theo các tầng sẽ tỷ lệ thuận với diện tích xây dựng cầu thang bộ. Nhiều nhà thường có suy nghĩ phòng thấp sẽ tạo được cảm giác ấm cúng, gần gũi.

Tuy nhiên rất nhiều người có quan niệm trái ngược hoàn toàn lại rằng nếu thiết kế thấp như vậy sẽ tạo cho những người sống trong đó cảm giác nặng nề, đè nén tinh thần của những người sống trong đó. Thay vào đó, chiều cao nhà, trần nhà phải có một khoảng cách thích hợp nhất vừa đảm bảo về vận khí lẫn độ thoải mái, thẩm mỹ song hành cùng nhau.

Như vậy, “Trần nhà cao bao nhiêu là vừa, là đẹp nhất?” sẽ cần dựa vào rất nhiều yếu tố khác nhau để đưa ra một con số chính xác cho công trình của bạn. Dù dựa trên các quy định pháp luật, yếu tố thực tế hay các nguyên tắc phong thủy thì tất cả phải vẫn phải đảm bảo về sự cân đối, thẩm mỹ và tính an toàn của kiến trúc. Nên trong trường hợp các bạn không thể tự mình tính toán có thể nhờ sự tư vấn của các kiến trúc sư.

Thông tin liên hệ tư vấn thiết kế và thi công:

Email: tuvankitaviet@gmail.com

Zalo: 0918.92.8833

Hotline: 0918.92.8833

Nhận thông báo
Nhận thông báo của
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Xem dự toán công trình


Xin chào quý khách, theo yêu cầu của quý khách:

+ Loại nhà:

+ Mức độ hoàn thiện:

+ Diện tích: m2

+ Số tầng:

+ Vị trí xây dựng:

Chúng tôi xin phép gửi đơn giá khái tính: đến

Quý khách vui lòng liên hệ theo hotline 0918 928 833 để được tư vấn chi tiết và dự toán chính xác nhất. Hoặc gửi thông tin tại đây để chúng tôi được liên hệ lại. Trân trọng cám ơn.

Xem Hướng nhà

Tra Cứu

Xem tuổi xây dựng

Tra Cứu

Gửi yêu cầu tư vấn cho kita việt











    0964078135