Lún là công trình bị chuyển vị thẳng đứng hay bị chuyển vị thẳng đứng không đều (lún lệch) đưa đến chuyển vị ngang gây nghiêng nhà. Tất cả các công trình xây dựng đều bị lún, miễn trong giới hạn cho phép (công trình dân dụng ít hơn 8cm), không gây ảnh hưởng xấu đến sử dụng và công trình lân cận thì chấp nhận được.
Nhà bị nghiêng lún không còn là hiện tượng xa lạ gì với người dân, đặc biệt là ở các thành phố, các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM… nơi mật độ nhà cao tầng san sát, số lượng công trình thi công không ngừng tăng chóng mặt mỗi năm. Hiện tượng lún và nứt công trình dẫn đến bị nghiêng, lệch nhìn chung là khá phổ biến, chỉ khác nhau ở mức độ ít hay nhiều, mức độ ảnh hưởng đến ngôi nhà và người sử dụng.
1. Dấu hiệu nhà bị lún, móng nhà bị lún và cách xử lý nền móng lún nghiêng
Dấu hiệu nhà bị lún và biểu hiện của lún móng nhà, móng nhà bị lệch, móng nhà bị lún nghiêng là một dấu hiệu biểu hiện rất rõ ra bên ngoài và rất đáng sợ đối với người mua nhà và các chủ sở hữu, cần phải sớm có kế hoạch sửa chữa nhà kip thời và hợp lý. Dấu hiệu nhà bị lún nghiêng nó có khả năng ảnh hưởng đến giá trị của một ngôi nhà và độ an toàn cho toàn bộ cấu trúc và gây ảnh hưởng đến người đang sử dụng ngôi nhà đó.
Dấu hiệu nhà móng yếu là cho thấy việc của tường nhà bị nứt hoặc gãy do nền móng yếu là tình trạng gây ra các vết nứt gãy thường xuyên xuất hiện ở khu vực gần với cửa sổ hoặc của ra vào. Ngoài ra, dấu hiệu nhà móng yếu là do các công trình xây dựng nhà ở hiện nay còn có nguy cơ bị lún do yếu móng, hoặc thậm chí là bị đổ sập nếu như xây dựng trên nền móng quá yếu.
Dấu hiệu nhà móng yếu là do vách nhà, tường nhà, cột nhà, nền nhà, trần nhà xuất hiện các vết nứt nhỏ khi móng nhà bị yếu, nghĩa là sức chịu trọng tải của nền móng nhà không đảm bảo như dự tính trước đó. Các khung cửa sổ và cửa ra vào bị cong vênh. Nền nhà móng yếu nhà bị nứt vỡ làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp mỹ quan của cả ngôi nhà.
Có rất nhiều câu hỏi đặt ra rằng: Biểu hiện của dấu hiệu lún nghiêng nhà? Nhà xây xong bao lâu thì hết lún? Làm thế nào để tránh xảy ra các dấu hiệu nhà bị lún nghiêng? Làm thế nào để phát hiện sớm khi nhà bạn đang có nguy cơ bị lún nghiêng? Bạn phải nên làm gì để khắc phục tình trạng như trên? Nhà xây bao lâu thì ổn định?
Hiện tượng nhà bị lún nghiêng là gì?
Lún nghiêng là sự di chuyển xuống của một bề mặt trên đất, làm cho mặt đất bên dưới nền móng của một ngôi nhà bị lún sâu xuống và trở nên không ổn định.
Dấu hiệu nhà bị lún và biểu hiện của lún móng nhà
Sự co lại của đất làm lún nghiêng có thể được gây ra bởi một số yếu tố, chẳng hạn như nước rò rỉ vào đất dưới nền móng, có thể cuốn trôi đất khỏi nền móng. Điều này rất phổ biến nhất trong đất có hàm lượng cát hoặc sỏi cao như ở các vùng ven biển.
Rễ cây của cây to xung quanh nhà ở cũng là một trong những yếu tố cốt lỗi có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến khả năng lún nghiêng xảy ra, vì chúng có thể gây ra sự co ngót hoặc giảm đất bên dưới nền móng bằng cách hấp thụ nước để nuôi cây. Rễ cây loại bỏ độ ẩm từ đất là lý do phổ biến nhất cho sự lún nghiêng và biểu hiệu dấu hiệu nhà bị lún của ngôi nhà bạn.
Các dấu hiệu móng nhà bị lún nghiêng cần được biết sớm để được xử lý?
Dấu hiệu nhà bị lún, muốn biết nhà có lún không làm sao biết? nhà xây bao lâu thì hết lún? Có rất nhiều dấu hiệu đáng chú ý chúng ta có thể phát hiện ở bên trong và bên ngoài ngôi nhà, sẽ báo hiệu cho bạn về tình trạng lún nghiêng. Các dấu hiệu thông thường của lún nghiêng có thể làm cho nhà bị nghiêng như sau:
Tường nhà bị nứt dọc, các vết nứt trên tường, cột nhà bị nứt, trần nhà và các công trình gạch bên ngoài.
Các vết nứt dần lan rộng ra.
Các vết nứt xuất hiện sau một thời gian dài của thời tiết khô
Một vết nứt gây ra bởi lún có khả năng là:
Rộng hơn 3mm – 5 mm
Xuất hiện ở cả bên ngoài và bên trong nhà bạn, hầu như bất kể chổ nào cũng có thể xảy ra.
Đường chéo và thường rộng hơn ở phía trên so với phía dưới
Nằm gần cửa sổ và của ra vào
Vết nứt không phải là dấu hiệu duy nhất cho thấy nhà của bạn có thể gặp vấn đề lún nghiêng.
Bạn cũng nên chú ý đến các cửa sổ và của ra vào vì điều này có thể được gây ra bởi các khung bị cong vênh khi một phần của ngôi nhà của bạn bị lún. Bạn cũng có thể phát hiện ra các vết nứt ở phần mở rộng đã được nối vào nhà chính của bạn.
Điều cấp bách ngày bây giờ là tìm kiếm các giải pháp ngay khi bạn nhận thấy dấu hiệu nhà bị lún nghiêng, vì được xác định và chẩn đoán càng sớm thì càng dễ dàng khắc phục và tiết kiệm chi phí cho bạn. Giải quyết sự cố lún nghiêng có thể là 1 quá trình dài, với nhiều trường hợp phải được theo dõi đến 3 – 4 tháng, điều quan trọng hơn là phải được sự tư vấn giúp đỡ càng sớm càng tốt.
3. Những ngôi nhà nào có nguy cơ bị lún cao nhất?
Một số ngôi nhà có nguy cơ bị lún nhiều hơn do nhiều yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến công trình nhà ở. Dưới đây là các yếu tố rủi ro chính làm tăng nguy cơ bị sụt lún nghiêng nhà:
Cây xanh – Nếu bạn có cây to hoặc cây bụi lớn được trồng quá gần nhà, chúng có thể gây lún vì cây hút hết hơi ẩm từ đất khiến nó bị khô và dễ bị lún. Ước tính rằng khoảng 80% của tất cả các trường hợp sụt lún là kết quả của rễ cây hấp thụ tất cả độ ẩm từ đất.
Đất sét – là loại đất bị ảnh hưởng rất nhiều bởi thời tiết. Khi thời tiết nóng và khô, đất sét có thể bị co lại, nứt và dịch chuyển khiến mặt đất không ổn định và có nguy cơ bị lún nghiêng rất cao.
Hạn hán – Nếu nơi bạn sống là một nơi dễ bị hạn hán thì đất có thể bị khô làm tăng nguy cơ lún nghiêng nhiều hơn.
Rò rỉ nước – Hiện tượng bị rò rỉ nước có thể làm cho đất bị mềm, hoặc rửa trôi, gây ra lún.
Tuổi thọ của ngôi nhà cũng gây ảnh hương – Nếu đang sống trong một ngôi nhà đã được xây dựng lâu năm, có thể có nguy cơ lún nghiêng cao hơn vì ngôi nhà của bạn có thể có nền móng nông hơn so với một ngôi nhà được xây dựng gần đây. Tuy nhiên, điểm nổi bật của điều này là các đặc tính cũ có xu hướng được xây dựng từ gạch và vôi có thể làm cho chúng linh hoạt hơn và ít bị hư hại hơn do mặt đất dịch chuyển bên dưới chúng.
4. Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến nhà bị lún nghiêng
– Do người thiết kế tính toán sai kết cấu của dầm, sàn, cột ngày từ ban đầu, xây dựng nền móng không đúng cách.
Nguyên nhân nhiều nhất dẫn tới nhà bị lún nghiêng, đang xây có dấu hiệu nhà bị lún, nhà mới xây bị nứt tường, nứt cột nhà chính là do đội ngũ thi công không khảo sát địa chất nền, đất xây dựng công trình trong quá trình xây nhà mới hay cải tạo sửa chữa nhà cũ trước khi thi công hoặc báo cáo khảo sát địa chất sai so với thực tế.
Hoặc khảo sát địa chất nhưng tính toán thiết kế kết cấu sai do không tính đủ tải trọng của công trình (tải trọng tính và tải trọng động), tính sai kết cấu móng,…Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng và chất lượng công trình thi công.
– Đơn vị thi công sai bản vẽ, thiết kế, không đúng kỹ thuật xây dựng
Nguyên nhân thứ 2 phải kể đến chính là biện pháp thi công không đảm bảo hoặc không phù hợp với. Tay nghề chuyên môn của đội ngũ thầu xây dựng còn yếu, không đủ kinh nghiệm thi công. Hoặc đôi khi một phần do kết cấu địa tầng đất trên cùng 1 khu vực nhưng lại có 2 nền đất khác nhau, căn nhà của bạn lại rơi vào khoảng đất yếu của khu vực đó nên nhà đang xây bị lún, dẫn tới việc thiết kế bị sai làm cho nhà mới xây bị lún đó là dấu hiệu nhà bị lún.
Do Chủ Đầu Tư xây dựng tiết kiệm hoặc sử dụng sai công năng so với bản thiết kế ban đầu
Nhiều chủ đầu tư để tiết kiệm chi phí nên đã lượt bớt một số công đoạn làm móng hoặc làm đơn sơ. Cũng có một số chủ đầu tư khi liên hệ tới đơn vị thiết kế với mong muốn, thiết kế nhà ở đẹp nhưng sau đó lại chuyển mục đích sử dụng sang nhà kho chứa hàng hoặc sàn nhảy làm cho nền nhà không có khả năng chịu áp lực cao hơn. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng trên khiến bạn phải đâu đầu tìm ra giải pháp khắc phục dấu hiệu nhà bị lún nghiêng.
5. Các cách xử lý dấu hiệu nhà bị lún nứt cột nhà hiệu quả
Để biết được các giải pháp khắc phục lún phù hợp nhất, trước hết cần xác định chính xác đâu là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng lún này. Có 3 giai đoạn để xử lý khi có dấu hiệu nhà bị lún như sau:
Giai đoạn 1: Liên hệ đến Công ty, đơn vị thầu uy tín để đến khảo sát, xác định nguyên nhân công trình. Việc chuẩn đoán có thể dựa trên những yếu tố sau như: vết nứt, biến dạng, tư thế, độ tuổi, kích thước, độ cứng hay sự rung lắc của công trình khi có phương tiện đi ngang qua. Điều này sẽ giúp cho công trình sửa chữa nhà đi theo đúng hướng và đạt chất lượng tối đa và tiết kiệm được chi phí.
Giai đoạn 2: (Điều khiển nhà) Thực chất đây là công việc chuyển công trình sang dạng cân bằng động. Sau đó, chỉ cần dùng một năng lượng nhỏ để căn chỉnh độ lún nghiêng của ngôi nhà. Khi đã chỉnh xong, người ta sẽ khóa cân bằng động này lại để đảm bảo công trình đứng vững (cân bằng bền).
Giai đoạn 3: Phân tích kết cấu của công trình, chạy mô hình thông minh trên máy tính để kiểm định chất lượng công trình. Sau công đoạn này, nếu còn vấn đề nào khác nữa các kỹ sư sẽ cho gia cố bổ sung và hoàn chỉnh công trình.
5. Một số lưu ý khi xây nhà để phòng tránh hiện tượng nhà bị nghiêng
– Khảo sát địa chất kỹ lưỡng những vùng đất yếu và đề ra phương án móng hợp lý.
– Nên thuê các đơn vị thiết kế nhà uy tín để họ tính toán kết cấu công trình phù hợp với tải trọng.
– Có thể cân nhắc giữa việc sử dụng cách xử lý nhà bị nghiêng như trên và xây lại nhà mới.
– Khi cải tạo nâng tầng phải chú ý đến kết cấu nhà có pù hợp để chịu thêm tải trọng hay không. Nếu không phù hợp phải gia cố lại móng và các chi tiết kết cấu khác để tăng sức chịu tải công trình.
Những ngôi nhà cao tầng bị nghiêng ngày nay không còn xa lạ gì và cũng đã có rất nhiều các đơn vị sử dụng công nghệ mới của “thần đèn xứ Bắc” để phục vụ thi công sửa chữa, khắc phục hiện tượng này. Mặc dù có thể xuất phát do cả nguyên nhân khác quan nhưng chủ yếu là do biện pháp móng nên cách xử lý nhà bị nghiêng cũng cần gia cố lại móng để tránh sự “tái phát”.